Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Sau quan hệ, xét nghiệm HIV âm tính có yên tâm?

Hai ngày trước, tôi quan hệ với một bạn gái mới quen mà không dùng bao cao su.

Lúc "yêu", do cô ấy ít chất nhờn nên tôi mới đưa được đầu D**ng v*t vào thì bịrách da phần dưới quy đầu. Sau đó tôi lấy ra và không quan hệ nữa. Khoảng 2 tháng rưỡi sau, tôi đixét nghiệm HIV thì kết quả âm tính. Xin hỏi như thế tôi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV không?(Phú)

Ảnh minh họa: elitedaily.

Theo bạn kể, mặc dù chỉ ở khúc dạo đầu của quan hệ ngả *m đ*o, bạn vẫn đã có tiếpxúc giữa D**ng v*t và *m đ*o của bạn gái. Do vậy, khả năng lây nhiễm HIV hay các bệnh lây truyềnqua quan hệ T*nh d*c từ người bạn gái mới quen kia (nếu cô ấy đã mắc các bệnh này) là không thể phủnhận.

Việc đi xét nghiệm sau đó 2 tháng rưỡi cho kết quả âm tính phần nào giải tỏa đượcmối lo ngại của bạn về khả năng lây nhiễm HIV, vì đa phần thời kỳ cửa sổ kéo dài không quá 3 tháng.Tuy nhiên, để hoàn toàn khẳng định tình trạng âm tính, tốt nhất bạn nên đi xét nghiệm lại một lầnnữa sau lần xét nghiệm đầu 3 tháng. Tính khẳng định và độ tin cậy của xét nghiệm âm tính với HIVđược củng cố nhiều hơn ở thời điểm 6 tháng.

Bên cạnh đó, xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị khi người tham gia xét nghiệm ápdụng triệt để các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, trong trường hợp của bạn là sử dụngbao cao su ở mọi lần quan hệ T*nh d*c xâm nhập. Nếu tái diễn hành vi T*nh d*c nguy cơ, vô hìnhchung, bạn sẽ tạo ra một khoảng cửa sổ mới và đẩy lùi mốc khẳng định âm tính ra xa hơn.

Nếu có điều kiện, bạn cũng nên làm thêm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyềnquan quan hệ T*nh d*c như giang mai, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C…

Thân ái.

AloBacsi.vnTheo BS Nguyễn Tấn Thủ - VNEpress.net

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sau-quan-he-xet-nghiem-hiv-am-tinh-co-yen-tam-n98907.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY