Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gần 7.000 nhân viên y tế, sinh viên cả nước chi viện TP HCM

Bộ Y tế huy động 3.360 nhân viên bệnh viện trung ương; 3.500 cán bộ, sinh viên các trường y tế trên cả nước chi viện TP HCM trong tuần này.

Số nhân sự này được điều động theo đề nghị của lãnh đạo TP HCM, nằm trong kế hoạch của Bộ Y tế huy động 10.000 nhân viên y tế chi viện cho thành phố. Lực lượng chi viện nhằm bố trí thay đổi nhân lực, luân chuyển, "đảo quân" để đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ y tế.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP HCM, sáng 12/7, làm việc với lãnh đạo thành phố về phối hợp giữa các nhân lực hỗ trợ từ Bộ và lực lượng địa phương cho khối điều trị.

Bộ Y tế đã huy động 26 lãnh đạo các Vụ, Cục tham gia trực tiếp công tác điều phối nhân sự và phối hợp cùng các quận, huyện TP HCM triển khai phòng chống dịch. Hiện, 17 thành viên trong số này đã có mặt tại thành phố.

Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng, cho biết số ca F0 liên tục tăng cao đã tạo nên áp lực rất lớn cho khối điều trị. Ước tính trung bình 1.000 giường bệnh cần khoảng 200 nhân viên y tế. Nhu cầu nhân lực vẫn sẽ tiếp tục tăng khi số trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thêm vào đó, khi số ca mắc gia tăng thì số trường hợp bệnh nhân nặng cần hỗ trợ chuyên sâu cũng sẽ gia tăng tương ứng.

Theo ông thượng, tp hcm hiện cần thêm khoảng 1.500 bác sĩ cùng 5.500 điều dưỡng, kỹ thuật viên để bổ sung cho khối điều trị theo hai đợt. lực lượng nhân sự hỗ trợ dự kiến được bố trí tham gia công tác chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị covid-19 có triệu chứng, và các trung tâm chuyên hồi sức chuyên sâu bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Nhân viên y tế vận chuyển mền, gối vào bệnh viện dã chiến tại TP HCM, ngày 11/7. Ảnh: Hữu Khoa.

Đến nay, chỉ tính riêng 8 trường đại học y khoa phía Bắc thuộc Bộ Y tế, hơn 2.200 sinh viên, cán bộ, giảng viên đủ điều kiện lên đường vào nam. Ngoài ra, 1.000 sinh viên cũng đã được tập huấn, đào tạo chuyên môn trở thành lực lượng "dự bị sẵn sàng" khi có yêu cầu.

Phó giáo sư Hà Văn Như, Trưởng Khoa Y học cơ sở, trường Đại học Y tế công cộng (Hà Nội), cho biết 120 người gồm 5 giảng viên, cán bộ từ các khoa Y học cơ sở, Khoa học cơ bản và một số khoa phòng cùng 125 sinh viên đã đăng ký sẵn sàng lên đường.

Trong 120 người này sẽ chia thành hai nhóm gồm 100 người đi thực địa tại TP HCM, còn 20 người vẫn ở tại Hà Nội để hỗ trợ CDC TP HCM truy vết dịch tễ từ xa. Nhiều thành viên trong đoàn đã có kinh nghiệm phòng chống dịch tại Bắc Giang. Trường tiếp tục đào tạo, tập huấn lại cho tất cả thành viên về chuyên môn, từ việc nhỏ nhất như cách đeo và tháo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ, cách lấy mẫu xét nghiệm hay nhập liệu, truy vết...

Theo phó giáo sư Như, trường chuẩn bị tiêm vaccine cho các thành viên trong đoàn ít nhất một mũi và tiến hành xét nghiệm Realtime RT-PCR trước khi lên đường một ngày.

Tại Đại học Y dược Hải Phòng, phó hiệu trưởng Phạm Văn Mạnh cho biết đã huy động 360 thành viên gồm gần 30 giảng viên, cán bộ và hơn 330 sinh viên. Công tác tập huấn, huấn luyện chuyên môn đang triển khai.

300 cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định đã được huy động để chi viện miền Nam, tiến sĩ Trương Tuấn Anh, phó hiệu trưởng phụ trách trường, cho biết chiều 12/7. Đoàn sẽ chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cán bộ giảng viên và 90 sinh viên. 100 người đầu tiên đã xét nghiệm âm tính, sẵn sàng lên đường ngay khi có yêu cầu.

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam với 250 người gồm 11 giảng viên, bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện) và sinh viên, đã đăng ký tình nguyện lên đường. Trong số hơn 230 sinh viên năm 4-5-6, có nhiều sinh viên là nòng cốt từ đội tình nguyện đi chống dịch ở Bắc Giang trong việc lấy mẫu xét nghiệm.

Hôm nay, Quảng Ninh huy động 70 cán bộ là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đang công tác tại các bệnh viện gồm đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản Nhi, Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, đi chi viện TP HCM. Đây là lần xuất quân thứ ba của cán bộ y tế Quảng Ninh, kể từ khi đại dịch bùng phát. Tất cả đều là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tại điểm nóng dịch như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và đều được tiêm phòng vaccine trước khi lên đường.

Sáng 12/7, 350 sinh viên, cán bộ Đại học Y Dược Thái Bình cũng chia thành hai nhóm, gồm 200 người tham gia đoàn của tỉnh Thái Bình và 150 người tham gia cùng đoàn của Bộ Y tế, chi viện các tỉnh phía nam. Hơn 150 sinh viên khác của Đại học Y Dược Thái Bình được tập huấn chuyên môn, sẵn sàng lên đường khi có lệnh yêu cầu.

300 thành viên Đại học Y Dược Thái Nguyên gồm 16 cán bộ và 284 học viên, sinh viên đang chuẩn bị. 500 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội cũng đã được tập huấn.

319 sinh viên, cán bộ Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đang tiếp tục hỗ trợ TP HCM thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, làm xét nghiệm kháng nguyên bằng test nhanh, xét nghiệm Realtime RT-PCR và hỗ trợ một số công việc khác tại cơ sở y tế địa phương. Số tình nguyện viên này đã đến TP HCM vào tuần trước. Đại diện nhà trường cho biết luôn có lực lượng sinh viên sẵn sàng lên đường hỗ trợ phía Nam chống dịch khi có yêu cầu từ Bộ Y tế.

Lê Phương - Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/gan-7-000-nhan-vien-y-te-sinh-vien-ca-nuoc-chi-vien-tp-hcm-4308092.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng, mô hình bệnh tật thay đổi, xu hướng ưu tiên phát triển y tế cơ sở... đòi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng cần có những thay đổi phù hợp. Sau hơn hai năm triển khai dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) tại 17 trường đại học, 11 trường cao đẳng y, dược cho thấy những tín hiệu tích cực.
  • Theo TS. Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Đào tạo và Công nghệ (Bộ Y tế), mô hình này sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, nhưng lại phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như bộ máy quản lý, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tao liên ngành.
  • Chương trình hợp tác đào tạo giữa Đại học Y Hà Nội và Đại học Kanazawa (Nhật Bản) nhằm trao đổi sinh viên sau đại học thông qua việc nuôi dưỡng những tài năng xuất chúng, có tiềm năng được công nhận ở cấp quốc tế, để đóng góp vào sự phát triển của Nhật Bản và Việt Nam.
  • (MangYTe) - Tại TP Huế ngày 1/12 đã diễn ra Hội nghị đổi mới giáo dục y khoa toàn quốc lần thứ 2 với chủ đề “Giảng dạy lâm sàng và đào tạo chuyên khoa trong đổi mới đào tạo nhân lực y tế” do Bộ Y tế Việt Nam (MOH) cùng Liên minh cải thiện chất lượng đào tạo y khoa và quản lý các bệnh mới nổi (IMPACT-MED), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và trường ĐH Y Dược (ĐH Huế) tổ chức.
  • (MangYTe) - Cách đây 20 năm, theo thống kê quốc tế, tỉ lệ biến chứng của GMHS (GMHS) là 1/ 10.000 ca gây mê nhưng hiện đã giảm tới 20 lần. Như vậy tỉ lệ 1/20.000 ca là cực kỳ an toàn ở nước ngoài.
  • Kính gửi: Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ sở đào tạo nhân lực y tế
  • Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gửi đến các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức và các học viên, sinh viên, học sinh các cơ sở đào tạo nhân lực y tế lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
  • Sau 2 năm triển khai Đề án Bệnh viện (BV) vệ tinh giai đoạn 2013-2015, cácBV là BV vệ tinh của BV Nhi Trung ương đã được nâng lên một cách rõ rệt về năng lực chuyên môn,
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh khung trình độ, thời gian đào tạo đại học, sau đại học của ngành y ...
  • Tại TP.HCM, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Hội y học TPHCM tổ chức hội thảo “Vai trò của các hội y học trong đào tạo liên tục cho cán bộ y tế”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY