Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gần một lít mủ trong phổi bệnh nhân sau khỏi Covid-19

TP HCM-Hai tháng sau khỏi Covid-19, người đàn ông 63 tuổi bị biến chứng áp xe làm xẹp phổi, suy hô hấp, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh lấy ra gần một lít dịch mủ.

Bệnh nhân hành nghề xe ôm, tiền sử cao huyết áp, uống Thu*c không thường xuyên, hút Thu*c lá nhiều năm. Tháng 12/2021 ông mắc Covid-19, chỉ sốt, ho nhẹ, mất mùi (khứu giác) khoảng một tuần. Ông tự điều trị tại nhà bằng Thu*c ho và hạ sốt, bệnh lướt qua nhẹ nhàng. Sau khỏi bệnh, ông thường xuyên đau tức ngực, khó thở, không đi khám vì nghĩ do làm công việc lái xe ôm mệt nhọc.

Cuối tháng 2, ông đau nhói ngực nhiều, không thở được, vào bệnh viện đa khoa tâm anh tp hcm cấp cứu. lúc này, spo2 (nồng độ oxy máu mao mạch) chỉ còn 85% (bình thường trên 95%), huyết áp tăng rất cao, hỗ trợ thở oxy. kết quả chụp x-quang phổi thấy khối áp xe phổi bên phải, tràn dịch màng phổi bên phải, suy hô hấp trở nặng nên phải điều trị ở khoa hồi sức tích cực - chống độc (icu).

Bác sĩ đặt dẫn lưu màng phổi, lấy ra gần một lít mủ trắng đục, sử dụng kháng sinh điều trị áp xe phổi. Sức khỏe người bệnh sau đó ổn định hơn, bớt khó thở, chỉ số SpO2 cải thiện.

Bác sĩ đang dẫn lưu tràn mủ màng phổi ra ngoài cho bệnh nhân. ảnh: bệnh viện đa khoa tâm anh tp hcm

Bác sĩ Vương Mỹ Dung, khoa ICU, cho biết ca này nhiều khả năng mắc di chứng hậu Covid-19. Kết quả xét nghiệm máu có dấu hiệu tăng đông máu - một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân Covid-19. Tình trạng này có thể diễn ra thầm lặng, không gây suy hô hấp cấp nhanh như bệnh nhân bị viêm phổi nặng, song có khả năng hình thành các cục máu đông li ti, gây tắc các mạch máu nhỏ trong phổi, dẫn đến hoại tử mô phổi, tạo ổ áp xe phổi.

Sau 5 ngày điều trị, chụp CT ngực bệnh nhân cho thấy phần phổi xẹp phục hồi tương đối nhưng ổ áp xe chưa được dẫn lưu hoàn toàn, còn nhiều mủ đọng nơi lá tạng. Đồng thời, sau giai đoạn viêm mủ, hai màng phổi có những chỗ dày lên và dính lại với nhau khiến chức năng hô hấp bị ảnh hưởng, tạo thành các khoang bên trong khiến cho việc dẫn lưu dịch và khí trong khoang màng phổi không còn hiệu quả. Bệnh viện hội chẩn liên chuyên khoa ICU, Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, lên phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, quyết định phẫu thuật mở lồng ngực bệnh nhân để giải quyết triệt để tình trạng áp xe phổi. Ca mổ được thực hiện vào ngày 28/2, bác sĩ kiểm tra lá phổi trái hoạt động tốt, còn phổi bên phải tổn thương, phù nề, nhiều ổ áp xe. Ê kíp phẫu thuật đã bóc sạch mô hoại tử, làm sạch khoang màng phổi, đặt ống dẫn lưu. Sau phẫu thuật, người bệnh tỉnh táo, tiếp tục điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng, song cần thời gian dài để hồi phục.

Tổn thương phổi sau Covid-19 là di chứng thường gặp, bác sĩ Dũng cho hay. Bệnh có nhiều mức độ tổn thương khác nhau, phổ biến nhất là viêm phổi, xơ phổi, ảnh hưởng chức năng hô hấp. Riêng tình trạng phổi nhiễm trùng hoại tử, tạo ra nhiều ổ áp xe bên trong khoang ngực đã được ghi nhận trong các báo cáo về Covid-19 trên thế giới. Đây là di chứng gây khó khăn trong điều trị, có thể tái nhiễm nhiều lần, thậm chí trở thành nhiễm trùng mạn tính.

Gần một lít mủ trắng đục trong phổi phải bệnh nhân khi được dẫn lưu ra ngoài. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Để bảo vệ lá phổi hậu Covid-19, tránh trường hợp diễn tiến âm thầm có thể trở nặng, gây suy hô hấp, bác sĩ khuyến cáo F0 khỏi bệnh khi có triệu chứng khó thở, đặc biệt khó thở kèm dấu hiệu tức ngực, cần đến các cơ sở y tế khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe. Nhóm nguy cơ chịu nhiều tổn thương sau Covid-19 là người bệnh viêm phổi nặng, từng thở máy, điều trị ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể), lớn tuổi, có bệnh nền, cần đi khám sớm.

Theo bác sĩ trần minh giang, phó khoa icu, sau khỏi covid-19 khoảng 1-3 tháng nên đi khám kiểm tra sức khỏe. bệnh viện ghi nhận nhiều bệnh nhân hậu covid-19 có triệu chứng đường hô hấp nặng nề và di chứng ở phổi. hầu hết người bệnh nhập viện có di chứng ở phổi, xơ phổi, phải thở oxy liều cao.

Bác sĩ khám hậu covid-19 không chỉ dựa vào việc thăm hỏi, khai thác bệnh sử bệnh nhân, còn phải sử dụng nhiều loại máy móc để kiểm tra các tổn thương nếu có. ví dụ, người bị di chứng hô hấp, khó thở kéo dài, được tư vấn chụp ct phổi liều thấp bằng máy ct 768 lát cắt. máy có phần mềm hỗ trợ ai (trí tuệ nhân tạo) phát hiện di chứng covid-19 trên phổi nhờ khả năng phân tích nhu mô phổi còn bao nhiêu phần trăm, phản ánh chính xác mức độ tổn thương phổi và ghi nhận tình trạng như đông đặc, kín mờ, sẹo, xơ, tổn thương ngoại biên... tùy mức độ di chứng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện nếu cần can thiệp, hoặc điều trị phục hồi đối với trường hợp nhẹ.

Tuệ Diễm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/gan-mot-lit-mu-trong-phoi-benh-nhan-sau-khoi-covid-19-4437521.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY