Tai , Mũi , Họng hôm nay

Gia tăng bệnh điếc đột ngột

Tình trạng bệnh nhân bị điếc đột ngột hiện tăng gấp đôi so với năm 2005.
Trẻ em cũng bị điếc đột ngột Như thường lệ, buổi sáng ngủ dậy anh Hoàng Nam, 36 tuổi ở quận 7 (TPHCM) bật ti vi để xem. Tuy nhiên sáng 2/12, khi ti vi bật lên anh Nam cho biết tai nghe không rõ. Những tưởng chỉ bị ù tai bình thường nhưng sau đó vẫn không nghe rõ, anh Nam đến khám tại BV Tai Mũi Họng TPHCM và các bác sĩ phát hiện anh bị điếc đột ngột ở độ 3. Nguyên nhân được các bác sĩ xác định là tắc mạch máu nhỏ nuôi tai trong.

Tại Khoa Thính học của bệnh viện này, mỗi ngày tiếp nhận trên 100 trường hợp đến khám các vấn đề về tai, tại đây các bác sĩ phát hiện không ít trường hợp điếc đột ngột như anh Nam. “Số ca điếc đột ngột ngày càng tăng. Nếu như năm 2005 mỗi năm phát hiện 20 trường hợp thì nay con số đã tăng gấp đôi”- BS Nguyễn Thị Bích Thủy, BV Tai Mũi Họng TPHCM cho biết.

Tình trạng điếc đột ngột diễn ra với bất kể ai nhưng nghiên cứu cho thấy 60% trường hợp điếc đột ngột xảy ra ở lứa tuổi từ 15 đến 40. Theo bác sĩ Thủy, năm qua tình trạng này đã xuất hiện ở cả trẻ em.

Mới đây, Khoa Thính học của BV Tai Mũi Họng TPHCM phát hiện bệnh nhi Nguyễn Thị M. 4 tuổi ở quận Thủ Đức bị điếc đột ngột. Theo bệnh án, sau khi đi nhà trẻ về, M. khóc liên tục, gia đình đưa đến khám tại đây thì phát hiện M. bị điếc đột ngột.

BS Phan Dư Lê Lợi- Khoa Tai mũi họng, BV Hoàn Mỹ TPHCM cho biết, đã từng phát hiện một bé trai 3 tuổi bị điếc đột ngột do viêm phổi, vì tiêm nhiều kháng sinh. “Do tiêm nhiều kháng sinh có gốc streptomixin gây nhiễm độc, tổn thương mê nhĩ”- BS Lợi cho biết.

Phát hiện sớm dễ hồi phục

Theo BS Lợi, điếc đột ngột xảy ra chủ yếu do hẹp mạch máu nuôi thần kinh tai trong, gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác dẫn tới bị điếc. Có trường hợp điếc sau khi mắc bệnh siêu vi do bị ảnh hưởng tới não, hoặc thần kinh thính giác. Ngoài ra có trường hợp bị ngã, chấn thương làm ảnh hưởng thần kinh thính giác... “điếc đột ngột thường xảy ra sau khi ngủ dậy hoặc làm một việc nặng nhọc”- bác sĩ Lợi cho biết.

BS Bích Thủy cảnh báo khi bị điếc đột ngột, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nếu đến ngay ngày đầu tiên khả năng chữa khỏi là 70-80%. Trong khi đến sau một tuần khả năng chỉ 20-30% số ca được chữa khỏi, và nếu đến sau một tháng thì không hồi phục được nữa.

Cảnh báo là vậy, nhưng thực tế tại BV Tai Mũi Họng TPHCM qua nghiên cứu cho thấy, 82% trường hợp phát hiện bệnh một cách tình cờ, chỉ 18 % phát hiện ngay sau khi ngủ dậy. Số bệnh nhân nhập viện sau 1 tuần chiếm gần 40%.

Làm gì để phòng tránh

điếc đột ngột">bệnh điếc đột ngột thường không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, tốt nhất là phòng tránh bằng cách ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh, hạn chế uống rượu bia, Thu*c lá. Đề phòng tình trạng chấn thương ở vùng đầu. Không lấy ráy tai bằng dụng cụ chung hoặc đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương tai, ảnh hưởng đến thính giác.

Ngoài ra, nên làm việc khoa học, tránh stress, không làm việc trong tình trạng quá căng thẳng, cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tránh những nơi có tiếng ồn lớn. Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang khi ra đường để bảo vệ, tránh những nơi có nguy cơ lây bệnh do siêu vi.

Lưu ý cần khám chuyên khoa ngay khi có hiện tượng ù tai, chóng mặt hay sức nghe giảm.

Theo thống kê của BV Tai Mũi Họng TPHCM, từ năm 2006 đến nay có khoảng 700 ca điếc đột ngột được phát hiện ở đây. điếc đột ngột không chỉ xảy ra ở những đối tượng lao động phổ thông mà còn xảy ra với nhiều trường hợp nhân viên văn phòng, cán bộ, học sinh và trẻ em.

Theo Ngọc Lâm - Tiền Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gia-tang-benh-diec-dot-ngot-4483.html)

Tin cùng nội dung

  • Em bị điếc đột ngột do lạnh tai trái 6 tháng, có cách nào chữa khỏi không?
  • Một phụ nữ 29 tuổi mắc phải hội chứng cực kỳ hiếm gặp khiến cô tạm thời mất khả năng nghe tiếng nói trong khi vẫn có thể nghe được các âm thanh khác, theo Livescience.
  • Điếc đột ngột là hiện tượng mất khả năng nghe xảy ra một cách đột ngột và diễn biến nhanh trong vòng vài giờ đến vài ngày.
  • Nguyên nhân do siêu vi trùng: virus gây quai bị, zona, sởi, cúm. Tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, có đến 25 % người bệnh có thể bị điếc đột ngột, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ – nội dịch do virus.
  • Tại phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, thỉnh thoảng lại có bệnh nhân vẻ mặt lo âu hốt hoảng nói với bác sĩ: Bác sĩ ơi, sáng nay ngủ dậy tôi tự dưng không nghe được nữa…
  • Gần đây Hoàng thấy ù tai, sức nghe kém và mấy ngày nay gần như bị điếc đặc. Anh đi khám bệnh tại phòng khám tai mũi họng thì mới biết là mình bị điếc đột ngột do dùng Thuốc nhỏ tai.
  • Do ảnh hưởng của viêm tai giữa từ hồi nhỏ nên thi thoảng anh Hưng lại bị ù tai. Anh được mách và đi mua Thuốc polydexa về nhỏ.
  • Điếc đột ngột là một trường hợp cấp cứu của tai, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng điếc nặng, điếc vĩnh viễn
  • Sau một đêm ngủ dậy, tai của bạn bị ù đi và khả năng nghe giảm sút. Hãy cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu của chứng điếc đột ngột.
  • (Mangyte) - Điếc một bên tai thường rất khó phát hiện. Nếu không được chữa trị sớm, thính giác sẽ mất đi vĩnh viễn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY