Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Điếc đột ngột – Điều trị như thế nào mới đúng?

Điếc đột ngột thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bệnh xảy ra có thể là do rối loạn vận chuyển máu đến ốc tai.

điếc đột ngột là tình trạng mất thính giác một cách đột ngột do sự vận chuyển máu đến nuôi dưỡng ốc tai không được thuận lợi. bệnh có thể xảy ra một lúc hoặc kéo dài một vài ngày ở một bên tai. 

I. Điếc đột ngột là gì?

Điếc đột ngột (ssh bên trong tai) hoặc mất thính giác là hiện tượng mất thính lực trong vài phút hoặc vài ngày. bệnh xảy ra có thể là do máu vận chuyển đến nuôi dưỡng ốc tai không thuận lợi dẫn đến tế bào thần kinh thính giác bị thiếu oxy và bị tổn thương.

Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng sớm. người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ âm thanh nào xung quanh cho dù họ có cố gắng sử dụng tai để nghe. ở một số trường hợp, trước khi thính lực bắt đầu mất, bệnh nhân có thể nhận thấy dấu hiệu báo động như cảm giác đầy tai, ù tai, chóng mặt,…

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, người bệnh bị điếc đột ngột không tiến hành thăm khám bác sĩ vì nghĩ mất thính lực có thể là do sử dụng tai nghe quá nhiều hoặc là do ráy tai hay nhiễm trùng xoang gây ra. tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, bất cứ ai bị điếc đột ngột cũng nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

Mặc dù một nửa số người bị điếc đột ngột có thể phục hồi thính giác một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần kể từ khi khởi phát. nhưng, việc trì hoãn thăm khám có thể khiến bệnh ngày càng chuyển nặng, giảm hiệu quả điều trị về sau, đồng thời làm tăng nguy cơ điếc tai.

II. Nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được tác nhân dẫn đến điếc đột ngột. tuy nhiên, người bệnh có thể bị mất thính lực đột ngột do những nguyên nhân sau đây:

    Chấn thương, nhất là chấn thương ở đầu

III. Triệu chứng của điếc đột ngột

Người bệnh có thể nhận biết điếc đột ngột thông qua những dấu hiệu sau:

    Tai có cảm giác căng đầy giống như đút nút trong tai.

IV. Chẩn đoán điếc đột ngột

Nếu bạn bị điếc đột ngột, bác sĩ sẽ loại trừ khả năng bạn bị mất thính lực dẫn truyền. Trong trường hợp mất thính lực không rõ nguyên nhân, nhân viên y tế sẽ tiến hành đo thính lực thuần âm để kiểm tra. Với thính lực thuần âm, bác sĩ có thể đo được mức độ lớn của các tần số hoặc âm vực khác nhau của âm thanh trước khi bạn có thể nghe thấy chúng.

Nếu bạn được chẩn đoán là bị điếc đột ngột, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

    Xét nghiệm máu.

V. Điều trị điếc đột ngột như thế nào?

Một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho điếc đột ngột, đặc biệt trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây bệnh là sử dụng corticosteroid. Thu*c này có tác dụng làm giảm sưng và viêm, giúp làm cải thiện bệnh. không chỉ thế, corticosteroid đặc biệt hữu ích nếu người bệnh bị điếc đột ngột do tình trạng tự miễn (có nghĩa là hệ thống miễn dịch tự tấn công tai).

Nếu nguyên nhân gây điếc đột ngột là do nhiễm trùng, lúc này, bệnh nhân sử dụng Thu*c kháng sinh theo đơn của bác sĩ kê.

Trong trường hợp, mất thính lực nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng máy trợ thính lực (máy khuếch đại âm thanh). Hoặc người bệnh có thể dùng sử dụng biện pháp cấy ốc tai điện tử.

Mặc dù giải pháp này không giúp khả năng nghe ở bạn được phục hồi hoàn toàn nhưng nó giúp kích thích trực tiếp các kết nối thính giác trong tai đi lên não, giúp khuếch tán âm thanh đến mức bạn có thể nghe được.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng do điếc đột ngột gây ra bằng cách sử dụng một số loại Thu*c dưới đây:

    Thu*c an thần

Bên cạnh đó, ngoài dùng Thu*c người bệnh cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. hoặc cũng có thể điều trị điếc đột ngột bằng oxy cao áp.

Điếc đột ngột thường không rõ nguyên nhân nhưng người bệnh có thể phòng tránh bằng cách tránh làm việc quá sức. bên cạnh đó, thăm khám định kỳ cũng là cách giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời, tránh trường hợp điếc đột ngột chuyển nặng và gây di chứng về sau.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/diec-dot-ngot)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY