Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Gia tăng bệnh nhân mắc cúm B

(HNMCT) - Theo ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, số bệnh nhân mắc cúm, đặc biệt là trẻ nhỏ mắc cúm B, đang tăng mạnh. Trong đó, nhiều trường hợp có chỉ định nhập viện và bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp tiến triển.

(HNMCT) - Miền Bắc đang trong những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Theo ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, số bệnh nhân mắc cúm, đặc biệt là trẻ nhỏ mắc cúm B, đang tăng mạnh. Trong đó, nhiều trường hợp có chỉ định nhập viện và bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp tiến triển.

Ảnh: Hạnh Chi

Ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm B, biến chứng nặng

Theo thống kê của bộ y tế, hằng năm việt nam ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. số mắc ghi nhận quanh năm nhưng có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè - thu, đông - xuân. trong đó, cúm b là một trong những chủng cúm mùa phổ biến.

Hiện nay, nhiều địa phương đã ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh hô hấp nói chung và cúm b nói riêng. gần đây, cúm b được xác định là nguyên nhân gây ra ổ dịch tại tỉnh bắc kạn, khiến hàng trăm trẻ phải nghỉ học.

Tại bệnh viện nhi trung ương, trong vài tuần qua, số trẻ mắc cúm đa phần có kết quả xét nghiệm cúm b, trong khi trước đó chủ yếu là mắc cúm a. cả 2 chủng cúm thường có triệu chứng sốt, mệt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, có thể bị buồn nôn, tiêu chảy. năm nay, số trẻ mắc cúm b có dấu hiệu nặng hơn hẳn mọi năm và đa phần có cả bội nhiễm.

Thông thường, đa số trẻ mắc cúm chỉ cần chăm sóc tại nhà và tự khỏi sau 1 - 2 tuần dù biểu hiện ho, mệt mỏi có thể kéo dài hơn; cũng có một số trường hợp diễn biến nặng do có bệnh mạn tính hoặc rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch, nhưng không nhiều... Năm nay, trong số ca cúm biến chứng nặng, viêm cơ tim, suy đa phủ tạng, đã có vài trường hợp không hề có bệnh lý nền. Riêng tháng 10-2022, đã có 7 trường hợp nguy kịch, trong đó, 4 cháu phải lọc máu, 3 cháu chạy ECMO. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ tại nhà, các gia đình cần nhận biết dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Những sai lầm khi tự ý điều trị tại nhà

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và đủ về bệnh cúm b, dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc lo lắng quá mức.  đã có nhiều gia đình tự ý làm xét nghiệm khi không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc; sử dụng các loại thuốc không đúng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ...

Theo pgs.ts tạ anh tuấn, trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, bệnh viện nhi trung ương, cúm có 4 type là a, b, c, d. từ sau đại dịch covid-19, các nghiên cứu cho thấy số ca cúm b chiếm khoảng 40%, cúm a chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa; rất hiếm gặp cúm c, d. các triệu chứng thường gặp khi nhiễm cúm b gồm: sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, cảm thấy kiệt sức. trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1 - 2 tuần, nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

“phần lớn bệnh nhân mắc cúm b thể nhẹ tự khỏi, tuy nhiên, vi rút cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do vi rút cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như viêm cơ tim, viêm não, suy đa cơ quan...” - pgs.ts tạ anh tuấn lưu ý.

Cha mẹ cần đưa trẻ mắc cúm b đến các cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao từ 39,5oc trở lên mà dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (đảm bảo phòng thoáng mát 26 - 29oc, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ. trẻ sốt cao từ 38,5oc trở lên quá 3 ngày, không có xu hướng thuyên giảm. trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp. mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt), lạnh chi (khi không sốt cao). trẻ không ăn/uống. trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/ lưỡi khô, đòi uống nước, đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm, tã ít ướt hơn bình thường). trẻ thay đổi ý thức: không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật... trẻ lớn kêu đau bụng, đau ngực, nôn nhiều...

Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. “Ví dụ, chỉ định dùng thuốc kháng vi rút cho những trẻ có nguy cơ cao hoặc trẻ có các biến chứng (chỉ dùng cho những trường hợp sốt dưới 48h), nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ được dùng kháng sinh phù hợp. Nếu có suy hô hấp thì tùy mức độ sẽ được hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy hoặc thở máy, bù nước điện giải, điều trị suy tim nếu có...” - PGS.TS Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1047023/gia-tang-benh-nhan-mac-cum-b)

Chủ đề liên quan:

bệnh cúm cúm b mắc cúm B

Tin cùng nội dung

  • Theo y sử của Đông y thì có nhiều trận dịch cúm bùng phát ở nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc, vì vậy các thầy Thu*c Trung Quốc đã lưu tâm nghiên cứu và đã giới thiệu nhiều bài Thu*c có hiệu quả cao trong việc chống lại cúm. Chúng tôi xin giới thiệu một bài Thu*c tiêu biểu để các bạn tham khảo.
  • Cúm là một bệnh do virut typ A và typ B lây truyền ở đường hô hấp trên và dưới, thường phát thành dịch lớn, tái xuất hiện hàng năm và kéo dài 6-8 tuần, thế giới hàng năm có hơn 10% dân số mắc cúm.
  • Vào mùa Đông - Xuân, không khí lạnh ẩm thường là môi trường thuận lợi cho virut cúm phát triển gây bệnh. Khi bị cúm (cúm mùa) người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ toàn thân, đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho…
  • Không chỉ lo ngại mắc các bệnh cúm mùa thông thường, hiện các bậc cha mẹ đang hết sức lo lắng về chủng cúm mới S-OtrH3N2.
  • Bệnh do Rhino virut xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới kể cả Việt Nam. Thời tiết mùa lạnh là điều kiện thuận lợi cho virut này xâm nhập
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Thời tiết Đông - Xuân con tôi thường hay bị cúm, người mệt mỏi, khó chịu. Xin quý báo hướng dẫn cách chăm sóc người mắc bệnh cúm tại nhà đúng cách
  • Cúm là một bệnh nhiễm virut cấp tính gây ra bởi virut cúm. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm gây ch*t nhiều triệu người.
  • Cảm cúm thông thường là nhiễm virut đường hô hấp trên, mũi và cổ họng gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, song tần suất bệnh cao nhất vào mùa đông.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY