Khoa học hôm nay

Giấc mộng thế kỷ của ông Trump đang gặp nguy hiểm: Covid-19 khiến Mỹ lao đao?

Phải chăng đại dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế số 1 thế giới chao đảo?

Với tình hình thế giới hiện tại, không có gì ngạc nhiên khi mục tiêu đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 của Tổng thống Trump đang gặp nguy hiểm. Nhiều chuyên gia về chính sách không gian Mỹ đã đặt câu hỏi về tính khả thi của thời hạn đó (năm 2024) ngay cả khi mục tiêu này được chính quyền Trump công bố lần đầu tiên vào tháng 3/2019 với ngân sách chi cho NASA lớn nhất trong lịch sử 45 đời tổng thống của Mỹ... Trích lời Corey S. Powell - Tổng biên Tập Discover Magazine (Mỹ).

Tuy nhiên, liệu có phải việc Mỹ lâm vào tình thế khó khăn giữa đại dịch, khiến kinh tế lao đao, gây cản trở cho 'giấc mộng' của ông Trump với quyết tâm từng nói "Sẽ đưa NASA vĩ đại trở lại" gặp khó khăn hay không? Trong lúc này, tiền bạc chi tiêu có phải là vấn đề của 'nền kinh tế số 1 thế giới' hay không? Hay đó là câu chuyện của lý trí, của lòng quyết tâm?

Trong quá khứ, sứ mệnh Apollo 18 của Mỹ mãi mãi không thể cất cánh vươn lên Mặt Trăng. Nhìn bề nổi thì nguyên nhân do NASA thiếu kinh phí. Nhưng nhìn sâu xa hơn thì đó là câu chuyện của các nhà lãnh đạo thời đó, họ không còn mặn mà với thời cuộc, với cuộc đua lên Mặt Trăng thập niên 1970.

Câu hỏi: "Tại sao chúng ta lại đưa con người lên Mặt Trăng thay vì giải quyết các vấn đề ở đây trên Trái Đất?" chỉ đơn thuần là câu hỏi tu từ không lời đáp. Bởi dù là câu chuyện 'trên trời' hay 'dưới đất' thì thứ để vượt qua chúng chính là ý chí mạnh mẽ, lòng quyết tâm.

Covid-19 thời hiện đại có lặp lại câu chuyện của Apollo 18? Hãy xem Corey S. Powell phân tích cụ thể...

MẮC KẸT GIỮA ĐẠI DỊCH?

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Tạp chí khám phá Mỹ Discover Magazine đăng tải bài phân tích chuyên sâu tựa đề "What Apollo 18 Can Teach Us About COVID-19" (tạm dịch: Apollo 18 có thể dạy chúng ta điều gì về Covid-19?) của Tổng biên tập kiêm cây bút khoa học Corey S. Powell, mời độc giả theo dõi.

Cùng nhìn thực tế mà thế giới và nước Mỹ đối mặt:

số liệu ngày 16/8] - đang dồn công sức chiến đấu với đại dịch toàn cầu này cũng như sự vắng mặt nửa thế kỷ của các phi hành gia NASA trên Mặt Trăng có mối liên hệ sâu sắc không thể phủ nhận.

Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì cuộc đua giữa việc kiểm soát đại dịch Covid-19 với nỗ lực đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng của riêng Mỹ không thực sự mâu thuẫn với nhau. Bởi 2 vấn đề này tuy riêng rẽ nhau nhưng lại có một mối liên hệ vô hình: Theo các quan chức chính phủ Mỹ, họ thường xuyên dựa trên cơ cấu quản lý và sự tập trung cấp thiết của Chương trình Apollo những năm 1960 trong việc xác định nỗ lực hiện tại để phát triển vắc-xin Covid-19.

Nỗ lực đó thường được mô tả như một "tia sáng". Ngay cả cái tên bán chính thức của nỗ lực phát triển vắc-xin mà chính quyền Trump đưa ra hồi tháng 4/2020 trị giá 10 tỷ USD này là "Operation Warp Speed" cũng trực tiếp gợi lên kỷ nguyên không gian.

Tựu chung lại, cả hai đều là những minh chứng điển hình về sự khác biệt giữa tiềm năng và thực tế - giữa những gì chúng ta có thể làm và những gì chúng ta chọn làm.

(1) Nếu nước Mỹ đoàn kết cùng nhau đưa ra một chiến lược quốc gia chống lại virus một cách hiệu quả, thì điều đó sẽ là 'điềm báo tốt' cho tất cả các cam kết đầy tham vọng khác trong tương lai, từ mở rộng năng lượng xanh và nâng cấp hệ thống điện lưới quốc gia, đến việc thực hiện một bước nhảy vọt đầy tham vọng khác trong sứ mệnh đưa người du hành vũ trụ.

(2) Và nếu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) có thể thực hiện một Chương trình Mặt Trăng Artemis đầy hứa hẹn, được vận hành tốt, thì đó sẽ là một biểu tượng mạnh mẽ về những gì chính phủ liên bang có thể đạt được khi mọi người cùng nhau nỗ lực hướng tới một mục tiêu chung có ý nghĩa.

Tiền bạc nói chung không phải là trở ngại chính để thực hiện những điều lớn lao. So với hàng nghìn tỷ USD thiệt hại kinh tế do thiếu chiến lược đại dịch chặt chẽ ở Mỹ và hàng nghìn tỷ USD chi tiêu chính phủ yêu cầu để bù đắp thiệt hại đó, chi phí của Chương trình Artemis thực tế là một sai số được làm tròn.

Điều đó không có nghĩa là 25 tỷ USD không là gì cả!

Chính quyền Trump yêu cầu Quốc hội Mỹ chi 25,2 tỷ USD cho NASA trong năm tài chính 2021. Giám đốc NASA Jim Bridenstine nói: "Đây là khoản ngân sách mạnh nhất trong lịch sử NASA, và là khoản ngân sách thế kỷ xứng đáng cho sứ mệnh khám phá không gian thế kỷ". - Thông tin từ Spaceflightnow.

Điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng bất kỳ dự án nào lớn như vậy để chắc chắn rằng đó là một công việc xứng đáng, được thực hiện một cách thông minh và hiệu quả. Vấn đề là, tôi nhắc lại, nếu chúng ta muốn tiếp tục khám phá Mặt Trăng, tiền không phải là trở ngại để làm điều đó.

Nếu chúng ta muốn tăng gấp đôi quy mô Chương trình Khám phá mới của NASA (NASA's Discovery Program) để cơ quan này có thể phê duyệt các sứ mệnh tới sao Kim, mặt trăng Io của sao Mộc và mặt trăng Triton của sao Hải Vương trong năm 2020, thì tiền cũng không phải là trở ngại để thực hiện điều đó.

Mỗi một sứ mệnh NASA's Discovery Program bổ sung sẽ có chi phí gia tăng khoảng 450 triệu USD, tương đương khoảng 0,1% số tiền chính phủ liên bang bí mật đưa vào quỹ cứu trợ kinh doanh Covid-19!

Khoảng cách - không hẳn, mà là hố sâu thẳm giữa những gì chúng ta có thể làm và những gì chúng ta đang chọn làm ngay bây giờ khiến tôi nghĩ về một khía cạnh khác của lịch sử NASA và Chương trình Apollo: Không phải nó bắt đầu như thế nào mà là nó đã kết thúc như thế nào.

Tôi bắt đầu nghĩ đặc biệt về Apollo 18, chuyến thám hiểm Mặt Trăng kỳ diệu... CHƯA TỪNG XẢY RA.

APOLLO 18: VẤN ĐỀ CỦA LÝ TRÍ

NASA đã có kế hoạch cho 3 lần đổ bộ lên Mặt Trăng liên tiếp nữa sau khi sứ mệnh Apollo 17 kết thúc năm 1972.

Để tạo đột phá mới trên Mặt Trăng, cơ quan này đã chuẩn bị chu đáo: Hai trong số các tên lửa Saturn V có thể đưa họ lên mặt trăng đã được chế tạo; Đội phi hành gia đã được tuyển chọn và huấn luyện; Các thiết bị như tàu vũ trụ cũng đã hoàn thiện, chờ ngày lên đường...

Tiếc thay, Apollo 18 và các con số sứ mệnh liền kề không bao giờ xảy ra theo dự kiến. Apollo 17 là sứ mệnh Mặt Trăng cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20.

Vào tháng 1/1970, để đối phó với việc cắt giảm ngân sách, NASA đã hủy bỏ Apollo 20. Tháng 9/1970, Quốc hội cũng cắt tài trợ cho Apollo 18 và 19. Khi Apollo 17 quay trở lại Trái Đất vào ngày 19/12/1972, kỷ nguyên của con người trên Mặt Trăng đã kết thúc.

Nguyên nhân hiển hiện nhất khiến 3 sứ mệnh Apollo cuối cùng bị hủy bỏ là Quốc hội Mỹ không sẵn lòng ủng hộ sự hiện diện tiếp tục của con người trên Mặt Trăng và Tổng thống Richard Nixon không mấy quan tâm đến việc 'hết lòng' vì nó (như thời của Tổng thống Kennedy).

Vượt xa cái giá phải trả theo nghĩa đen, Chương trình Apollo dường như là một sự lãng phí quá lớn vào thời điểm nền kinh tế đang bị tổn hại và Mỹ vẫn còn mải miết với cuộc đua lên không gian với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Cần lưu ý rằng tác động ngân sách tức thời từ việc loại bỏ Apollo 18 và 19 là không đáng kể. Theo tính toán chính thức của NASA, việc hủy bỏ chỉ tiết kiệm được 42 triệu USD, vì tất cả các thiết bị và con người đều đã sẵn sàng cho các sứ mệnh ấy. Khi đó, trở ngại không phải là tiền, và chắc chắn không phải là công nghệ. Đó là vấn đề của ý chí.

Sứ mệnh Mặt Trăng Apollo 18 năm 1969 chưa từng xảy ra minh họa sự khác biệt giữa những gì chúng ta có thể làm và những gì chúng ta chọn làm.

Chúng ta có thể dễ dàng quay trở lại Mặt Trăng một hoặc hai lần nữa sau Apollo 17. Những sứ mệnh muộn sẽ là những sứ mệnh tập trung vào khoa học nhất. Apollo 18 dự kiến ​​hạ cánh xuống một hố va chạm khổng lồ, là Tycho hoặc Gassendi, trên Mặt Trăng. Nhưng chúng ta thời đó - từ tổng thống, Quốc hội đến công chúng đã bầu ra họ - đã chọn con đường KHÔNG TRỞ LẠI.

Thời nay cũng vậy.

Nếu công chúng đang kêu gọi sự hiện diện của người Mỹ trên Mặt Trăng, và nếu tổng thống và Quốc hội đáp ứng nhu cầu đó, nước Mỹ sẽ hoàn toàn không gặp khó khăn gì trong việc thực hiện Chương trình Artemis của NASA. Hoặc xây dựng thành công căn cứ khoa học trên Mặt Trăng. Hoặc đặt nền móng cho một phi hành đoàn tiến lên sao Hỏa.

Tại một thời điểm nào đó trong 40 năm qua, mọi tổng thống đều tán thành một hoặc nhiều mục tiêu không gian đó.

Tuy nhiên, dần về sau, sự chú ý của các tổng thống dần hướng về mục tiêu khác, các ưu tiên chi tiêu của Quốc hội cũng hướng đến nơi khác. NASA luôn nhận được các chỉ thị khác nhau. Cơ quan này tiếp tục hỗ trợ một loạt các dự án khoa học và kỹ thuật có giá trị, nhưng chương trình bay vào vũ trụ của con người vẫn bị hạn chế trong quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nơi đã có từ những năm 1970.

May mắn thay, có một lối thoát.

Đại dịch Covid-19 là một minh chứng khủng khiếp về cái giá mà chúng ta phải trả khi các nhà lãnh đạo được bầu của chúng ta vứt bỏ sức mạnh của hành động tập thể cho những điều tốt đẹp hơn. Đổi lại, chính chúng ta, nói chung, có thể tự quyết định một hướng đi khác.

Một chương trình vắc-xin quốc gia tập trung, một CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ) được hồi sinh và một mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm quốc tế được củng cố có thể bắt đầu một sự thay đổi lớn theo cách mà chính phủ liên bang thực hiện vì lợi ích của công chúng, ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Khoảng thời gian bị cô lập hiện tại của chúng ta cũng có thể là thời điểm để theo đuổi những giấc mơ biên giới cao mới trong không gian, bên cạnh những nhu cầu thiết thực trên Trái Đất: Nâng cấp trường học, hệ thống chăm sóc sức khỏe và cung cấp năng lượng.

Câu nói tu từ cũ - "Tại sao chúng ta lại đưa con người lên Mặt Trăng thay vì giải quyết các vấn đề ở đây trên Trái Đất?" - luôn khiến tôi thấy vô lý.

Những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, và trau dồi kiến ​​thức chuyên môn trong việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án lớn là chính xác những gì chúng ta cần để giải quyết các vấn đề ở đây trên Trái Đất.

Thay vì tìm cứ trốn tránh đại dịch Covid-19, chúng ta hãy đối mặt để ít nhất để nó dẫn đến sự thức tỉnh về những điều to lớn mà chúng ta có thể làm: Cuối cùng, chỉ cần chúng ta chọn làm chúng - thì bản thân điều đó đã thực sự rất quý giá rồi.

Bài viết sử dụng nguồn: Discover Magazine

* Đọc bài cùng .

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/giac-mong-the-ky-cua-ong-trump-dang-gap-nguy-hiem-chi-hang-chuc-ty-usd-van-khong-the-cuu-van-20200814084235247.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY