Theo sách Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc của lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, dừa còn gọi là già tử, quả còn non bên trong có nội nhũ lỏng gọi là nước dừa, trái già thì nước này đặc lại dần ở phía trong sát vỏ tạo một lớp dày làm thành cùi dừa và có màu trắng.
Các bộ phận của cây như cùi, nước, vỏ sọ, vỏ quả dừa đều có thể làm thuốc. trong đông y, cùi dừa vị ngọt tính bình, ăn ngon miệng lại có thể ép lấy dầu, thành dầu dừa bôi ngoài da hoặc tóc, làm đẹp nhan sắc. nước dừa uống có thể hết say nắng, bôi hay gội đầu tác dụng làm đen tóc. sọ dừa vị đắng, tác dụng hoạt huyết, nếu đốt rồi tán mịn uống với nước nguội có thể trị đau tim. xơ dừa vị chát, tác dụng giải độc, trị lở giang mai, đau nhức khớp.
Dầu dừa có thể bôi ngoài da hoặc tóc, làm đẹp. Ảnh: Freepik
Me còn gọi là la vọng tử, quả giàu gluxit cùng các dưỡng chất khác, có tính chất nhuận tràng. Trong Đông y, quả và hạt me vị chua, ngọt, đắng, tính mát, chứa nhiều vitamin C, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu hóa thức ăn, trị táo bón ở người già.
Quả me ướp đường, hãm với nước làm nước uống giải khát, nhuận tràng, thích hợp cho mùa hè. Hạt có thể phơi khô sao vàng, sắc nước uống, trị tiểu đường và huyết áp cao. Lá me vị chua, đắng, tác dụng giải độc, phòng bệnh ngoài da, chữa viêm da, lở ngứa.
Me còn cung cấp chất chống oxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu giữ ẩm cũng như làm săn chắc da, ngăn chặn quá trình lão hóa. bạn có thể ăn me mỗi ngày hoặc chế biến quả me thành trà uống ngon miệng và bổ dưỡng.
Chủ đề liên quan:
công dụng quả dừa dừa giải khát làm đẹp me giải khát Phổ biến kiến thức quả dừa quả me Thường thức về sức khỏe