Tiêu hóa hôm nay

Chữa khỏi bệnh trĩ nặng bằng bài Thuốc từ ba ba và quả dừa non

Dừa được coi là Thuốc quí trong điều trị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Sau khi chữa nhiều cách mà không khỏi bệnh trĩ, anh X. (Bộ chỉ huy quân sự Bình Định) dùng bài Thuốc ba ba với quả dừa xanh và đã khỏi bệnh, 3 - 4 năm nay không tái phát. Anh X. (Bộ chỉ huy quân sự Bình Định), một bệnh nhân trĩ, rất sợ đi đại tiện bởi sau mỗi lần như vậy, anh đều vã mồ hôi vì mất máu. Sau khi chữa nhiều cách mà không khỏi, anh dùng bài Thuốc ba ba với quả dừa xanh và đã khỏi bệnh, 3 - 4 năm nay không tái phát.


Theo chỉ dẫn của anh X., 4 - 5 bệnh nhân trĩ khác cũng đã dùng bài Thuốc này và đều khỏi. Nội dung cụ thể của bài Thuốc như sau:


Ba ba 1 con khoảng 500-600 g, cắt cổ lấy huyết, cho vào cốc có ít rượu để sẵn, khuấy đều và uống ngay. Lấy quả dừa xanh (để nguyên vỏ, có độ cơm vừa ăn được, không già, không non), cưa một phần trên để làm nắp, chặt đầu ba ba cho vào, đậy nắp kín, trát đất bùn xung quanh nắp, đun bằng lửa than bếp trong một ngày.


Buổi tối trước khi ngủ, đem dừa trên bếp xuống, lấy nắp ra, đặt trùm lên quả dừa một cái phễu bằng giấy carton cứng, để dưới hậu môn để xông (nên có ghế lỗ tròn để ngồi xông). Cứ như vậy xông liên tiếp nhiều ngày cho đến khi cạn khô nước trong quả dừa thì thôi.


Trong y học, dừa được dùng để chế các Thuốc đạn (Thuốc cho vào hậu môn khi sốt cao, khi đau nhức xương khớp hoặc táo bón). Trước đây, nước dừa còn được các bệnh viện quân y dã chiến sử dụng làm dịch truyền cho các trường hợp bị mất nước cấp tính, rối loạn điện giải.


Ba ba vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, nhuận tràng, chống táo bón, chữa bệnh lao, suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp, đau lưng do sỏi đường tiết niệu, đầy hơi, ăn chậm tiêu, tiêu chảy... Các bộ phận của con ba ba như mai (miết giáp hoặc miết xác), đầu (miết đầu), máu (miết huyết)... đều được dùng làm Thuốc. Phụ nữ có thai không được dùng.


Với các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền hoặc hiện đại, đã có nhiều trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại được điều trị thành công, nhưng tỷ lệ tái phát thường cao. Phương pháp phẫu thuật gây nhiều khó khăn, phức tạp cho người bệnh như phải nhịn ăn nhiều ngày, phải uống Thuốc chống đi phân lỏng.


Trước, trong và sau điều trị, bệnh nhân phải hạn chế đại tiện, kiêng khem tuyệt đối trong ăn uống. Y học phương Đông cũng đã đạt được một số kết quả đáng mừng trong điều trị bệnh trĩ, nhưng việc thực hiện khá phức tạp. Do đó, trong điều trị bệnh trĩ, dù là bằng phương pháp nào, bệnh nhân cũng phải kiên trì, chịu khó và có lòng tin.


Mangyte.vn
Theo Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-khoi-benh-tri-nang-bang-bai-thuoc-tu-ba-ba-va-qua-dua-non-1810.html)

Chủ đề liên quan:

ba ba bệnh trĩ quả dừa quả dừa non

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Ba ba, còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư... là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt trong các ao, hồ, đầm, sông... trông giống như con rùa nhưng dẹp và lớn hơn. Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY