Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh trĩ

Bệnh trĩ vẫn còn được xem là một bệnh khó nói và người bệnh không đi khám ngay khi bệnh ở giai đoạn sớm, họ âm thầm chịu đựng và chỉ đến viện khi bệnh trầm trọng và có biến chứng.

Bệnh trĩ là gì?

Ảnh minh họa.

Pgs.ts mai tất tố, nguyên giảng viên trường đại học dược hà nội cho bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (tĩnh mạch trực tràng-hậu môn). đây là bệnh phổ biến ở việt nam, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn dẫn đến nhập viện. bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là 30- 60 tuổi. ước tính có đến 50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là một lần trong đời.

Theo nghiên cứu của hội hậu môn trực tràng học việt nam, tỷ lệ mắc trĩ ở nước ta là 35-50%. tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). bệnh trĩ chia làm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ đang ngày một trẻ hóa là do thói quen ăn uống nhiều chất béo, khó tiêu (như humberger, pizza), đồ ăn nhiều tính cay nóng (như ớt, hạt tiêu, mì tôm), dễ gây táo bón (như chè, cà phê…). bên cạnh đó còn do thói quen lười vận động, công việc đặc thù ngồi nhiều như làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên, lái xe…. nhiều trường hợp do không cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhịn đi vệ sinh hoặc xem điện thoại trong khi đi vệ sinh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều. ngoài ra, những người bị táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ. bệnh ở v*ng k*n nên bệnh nhân thường ngại ngùng khi đi khám, nhất là phụ nữ. thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn;

Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt;

Sưng vùng quanh hậu môn;

Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ);

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/dau-hieu-som-nhat-canh-bao-benh-tri-38059.html?fbclid=IwAR0U0IceOPy5W2kUzsvg--LVUPP0DcEcnJ8DBi6SnA9HwvNzQRYS3NbrPcA

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dau-hieu-som-nhat-canh-bao-benh-tri/20220705114133583)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY