Ba ba, còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư... là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt trong các ao, hồ, đầm, sông... trông giống như con rùa nhưng dẹp và lớn hơn. Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều...
Một số cách dùng chữa bệnh">ba ba chữa bệnh
Bài 1: Ba ba 1 con, kỷ tử 30g, hoài sơn 30g, nữ trinh tử 15g. Ba ba làm sạch, chặt miếng, đem hầm nhừ cùng với các vị Thu*c, khi chín bỏ bã Thu*c, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Chữa chứng can thận hư tổn, lưng gối đau mỏi, đầu choáng mắt hoa, di tinh...
Bài 2: Ba ba 1 con, tri mẫu 15g, bối mẫu 15g, ngân sài hồ 15g, hạnh nhân 15g. Ba ba làm sạch, chặt miếng, đem hầm nhừ vớí các vị Thu*c, khi chín bỏ bã Thu*c, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng để chữa các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, lao xương khớp... thuộc thể Phế thận âm hư.
Bài 3: Ba ba 1 con, mỡ lợn 60g. Ba ba làm sạch, chặt miếng; mỡ lợn thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Bổ can ích huyết, phù chính khứ tà, dùng để chữa sốt rét dai dẳng.
Bài 4: Thịt ba ba 50g, râu ngô 5g, sơn tra 4g, hồng táo 2 quả, gừng tươi 1g, gia vị và nước vừa đủ. Thịt ba ba thái miếng, râu ngô rửa sạch, sơn tra bỏ hạt thái mỏng, táo bỏ hạt, gừng thái chỉ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, khi chín bỏ râu ngô, ăn cả cái và nước. Công dụng: Dưỡng âm bổ huyết, làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
Bài 5: Ba ba 1 con, hoài sơn 20g, long nhãn 20g, gia vị vừa đủ. Ba ba làm sạch, bỏ mật, lấy thịt thái miếng, cho vào bát cùng với long nhãn và hoài sơn rồi đem hấp cách thuỷ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Chữa ho mạn tính, bổ não và nâng cao năng lực tư duy.
Bài 6: Mai ba ba 30g, chim bồ câu 1 con, rượu vang một chút và gia vị vừa đủ. Mai ba ba sấy khô, tán bột cho vào bụng chim bồ câu đã làm sạch cùng với rượu và gia vị, hấp cách thuỷ cho thật nhừ, ăn trong ngày. Công dụng: Chữa kinh nguyệt bế tắc do cơ thể suy nhược.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và những người tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, sắc mặt nhợt nhạt, dễ mệt mỏi, bụng đầy, chậm tiêu, miệng nhạt, chán ăn, tay chân lạnh và buồn mỏi, đại tiện lỏng nát hoặc sống phân, chất lưỡi nhợt và có vết hằn răng... thì không nên dùng ba ba. Nếu dùng thì phải phối hợp với các gia vị có tính ấm nóng và có công dụng kích thích tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, không nên ăn thịt ba ba với kinh giới vì sẽ sinh lở ngứa.
BS. Lê Hoài Nam