Ẩm thực hôm nay

Ba ba đại bổ khí huyết

Theo Đông y, ba ba còn có tên cua đinh, cước ngư, (cá có chân), tính bình, vị ngọt, có công năng tư âm, mát huyết, bổ khí nhuận phế, bổ can thận âm hư, trừ thấp nhiệt, háo, khát, vân vân.

100g thịt ba ba có 13,6g đạm, 4,3g mỡ, 4,1g đường, các vitamin: B1 0,06mg, B2 0,2mg, PP 3,3mg, E 1,75mg, P 14mg, canxi 133mg, selen 15,19g, sắt 2mg, vân vân.

Ba ba kị: người tạng hư hàn, dễ đi ngoài lỏng, khó ngủ, sau thai sản, có bệnh viêm ở đường tiêu hóa, (dạ dày ruột), thấp khớp. Đó là những trường hợp không nên ăn ba ba.

Ba ba được dùng để chữa bệnh, hiệu quả cao phải chọn con còn sống, nặng tối thiểu 200g. Mua ba ba về cho vào chậu nước sạch, qua một đêm hoặc một ngày cho ra hết bẩn. Khi làm lại cho ba ba vào nước nóng, để cho ra hết chất bẩn lần nữa. Sau đó cẩn thận cắt ra hết tiết, (để làm việc khác), rồi cho vào nước nóng 70 đến 800C làm sạch, bỏ đầu, chân, phủ tạng. Khi mổ không được làm vỡ mật và bàng quang. Nếu vỡ phải rửa sạch, để tránh gây ăn vào đi ngoài. Thịt đã làm xong thì chú ý không được rửa lại nước. Món dược thiện có ba ba thường đem hấp, hầm, xào bằng cách ba ba cắt miếng, hoặc để cả con cùng với Thu*c, (Thu*c thái lát bỏ vào túi riêng). Lúc đầu dùng lửa to cho sôi, sau lửa nhỏ cho đến khi thịt nhừ. Ăn nóng nêm gia vị để giảm tanh, vân vân.

Ba ba kỵ: người tạng hư hàn, dễ đi ngoài lỏng, khó ngủ, sau thai sản, có bệnh viêm ở đường tiêu hóa, (dạ dày ruột), thấp khớp. Đó là những trường hợp không nên ăn ba ba. Nên nhớ để dùng ba ba an toàn, còn phải cẩn thận khi chế như trên đã nói, và nên phối hợp ba ba với thịt lợn, gà và một số vị Thu*c thích hợp thanh bổ như: khoai mài, kỷ tử, long nhãn, vân vân.

Dưới đây một số công dụng của ba ba:

1. Tinh trùng ít: ba ba 1 con, mộc nhĩ trắng 15g, tri mẫu, thiên đông, nữ trinh tử, hoàng bá, mỗi thứ 10g, lát gừng tươi, hành cây mỗi thứ vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ nội tạng, đầu, chân, cho thịt ba ba vào trong nồi, cho nước, gừng tươi, hành, đun to lửa cho sôi, rồi đun nhỏ lửa. Khi thịt chín cho mộc nhĩ trắng đã ngâm nở vào túi Thu*c, (trong có tri mẫu, hoàng bá, thiên đông, nữ trinh tử) vào. Khi thịt ba ba đã nhừ bắc ra. Ăn thịt ba ba, mộc nhĩ, uống nước. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là 1 liệu trình. Thời gian dùng Thu*c không sinh hoạt T*nh d*c.

2. Bổ thận tráng dương: ba ba, đông trùng hạ thảo. Chữa lưng gối đau mỏi mệt, nữ kinh nguyệt không đều. Nam di mộng tinh, yếu S*nh l*: ba ba 1 con 500g, đông trùng hạ thảo 10g, hồng táo 20g.

3. Bổ thận tráng dương: đau lưng mỏi gối, di tinh, nhức đầu, hoa mắt do can thận âm hư: ba ba 1 con, cẩu khởi tử, hoài sơn dược mỗi thứ 30g, nữ trinh tử, thục địa mỗi thứ 15g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, cho cùng cẩu khởi tử, hoài sơn dược, nữ trinh tử, thục địa, nấu chín, bỏ Thu*c. Ăn thịt ba ba, 2 ngày 1 thang.

Bổ thận tráng dương chữa lưng gối đau buốt, di tinh, dương lậu, tảo tiết, tay chân mệt mỏi, trĩ, kinh nguyệt không đều và bạch đới nhiều: thịt ba ba 1000g, đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 20g, rượu 30ml, gia vị, muối tinh, hành, gừng tươi, tỏi to, kê thang (canh gà), mỗi thứ vừa phải. Cho các vị trên vào nấu. Ăn làm mấy lần, ăn liền mấy thang.

bổ khí huyết, bổ thận ôn dương: ba ba sâm mạch, ba ba một con 500g, nhân sâm 10g, mạch môn 9g, táo đỏ 10 quả, đan sâm 10g, gừng 5g. Nấu ăn cái, uống nước, hoặc chỉ ăn sâm táo.

Ba ba chữa suy nhược, thận hư, bất lực, đau lưng, tiểu nhiều, mùa đông sợ lạnh, mùa hè sợ nóng: kinh nghiệm dựng thịt ba ba, chưng với nước sắc của bài Thu*c hoàng kỳ 1 đến 3 lạng. Tang ký sinh 5 chỉ - 1 lạng.

Thận hư đới hạ, lượng bạch đới thanh lãnh nhiều, đặc, tiểu tiện thanh trường, thắt lưng đau buốt: ba ba 1 con, (nặng 250g), sơn dược 50g, dấm vừa phải. Dùng dấm nấu ba ba, cho sơn dược vào nồi nấu canh, chín lấy ra ăn.

Tư thận ích khí, tán kết thông kinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bụng trên thỉnh thoảng lạnh đau căng tức: ba ba 500g, bồ câu 1 con, hành gừng tươi, rượu gia vị, muối tinh, mì chính mỗi thứ vừa phải. Cách dùng: làm thịt chim, bỏ lông, bỏ nội tạng, làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, băm ra cho vào bụng chim câu. Cho chim câu vào nồi, cho gừng, hành, muối tinh, rượu gia vị, nước vừa phải, nấu cách thủy, cho mì chính. Ăn khi đói, mỗi ngày 1 lần.

bổ khí huyết, tâm thận: ba ba 1 con (500g), đảng sâm 15g, táo đỏ 10 quả bỏ hột, sinh địa 10g, canh gà 300ml, xì dầu 10g, hành 10g.

Để ba ba vào nồi, xoa lên mình ba ba rượu, xì dầu, muối. Cho các thứ còn lại đậy mai ba ba lên, đổ canh gà rồi hầm. Ăn hàng ngày một lần trong tuần. Mỗi lần khoảng 50g thịt ba ba.

Chữa băng lậu khí hư: ba ba 1 con 300 đến 500g. Cho phụ gia vào hầm, rồi mới cho nhân sâm vào, đun tiếp 15 đến 20 phút nữa mới ăn.

Chữa bạch đới: ba ba 1 con 300 đến 500g, hoài sơn (khoai mài) 50g, dấm gạo. Xào ba ba với dấm gạo. Sau đó cho vào nồi với khoai mài để hầm. Cách ngày ăn một lần. Ăn 5 lần.

Chữa sốt sau sinh: ba ba 1 con 300 đến 500g, hoài sơn 30g, long nhãn 20g. Hầm chín ăn nóng.

Bổ can thận, (dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế trừ khát, chữa cổ khô, miệng ráo, hấp sốt, ù tai, váng đầu, hoa mắt, ho lâu ngày, ho ra máu): ba ba 1 con 500g, (làm như thường lệ). Bối mẫu 5g, tiền hồ 5g, hạnh nhân 5g, phụ gia (gừng, hành, tỏi) như các bài trên. Hầm xong ăn nóng.

Chữa tâm âm suy, tê thấp, (di mộng tinh, bạch đới): ba ba 1 con 500g, xích tiểu đậu, (hoặc đậu đỏ), hạt sen 100 hạt, táo tàu 4 quả bỏ hột. Ba ba làm như thường lệ.

Xơ gan cổ trướng: ba ba 1 con (khoảng 500g), tỏi to 125g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu với tỏi đã bóc vỏ, (không cho muối), nấu chín nhừ đem ăn. 2 ngày 1 lần, 15 ngày là một liệu trình. Người nôn không ăn uống được, cho thêm 10g gừng tươi, người bụng báng cho thêm 200g củ cải trắng.

Ho, ăn uống ít do phế tỳ không đủ, thiếu máu do âm huyết kém, đau họng do can tỳ, (bao gồm viêm khí quản mãn tính, thần kinh suy nhược, viêm gan mãn tính, xơ gan): ba ba 1 con, sơn dược, cẩu khởi tử mỗi thứ 30g. Cho ba ba vào nước sôi cho ch*t, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, thái miếng cho cùng với sơn dược, cẩu khởi từ vào nồi nấu nhừ. Uống nước canh, ăn thịt ba ba, 2 ngày 1 thang.

Viêm thận mãn tính, phù thũng: thịt ba ba 500g, tỏi 100g, đường trắng, rượu trắng mỗi thứ vừa phải. Cho tất cả vào nồi nấu chín ăn. 2 ngày 1 thang.

Ho lao, ho do âm hư, nhiệt thấp, ra mồ hôi trộm: ba ba 1 con, xuyên bối mẫu 5g, canh gà 1000ml, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành mỗi thứ vừa phải. Cho ba ba vào nước sôi làm sạch, bỏ ruột, (để lại mật dùng lúc khác), cho vào bát hấp, cho xuyên bối mẫu, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành, canh gà, cho vào chưng cách thủy 1 tiếng là được. Ăn thịt ba ba, uống canh, mỗi ngày 1 lần. Công hiệu: tư âm bổ phổi.

Âm hư và lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, gan bàn tay bàn chân nóng: thịt ba ba 250g, bách bộ, địa cốt bì, tri mẫu mỗi thứ 9g, sinh địa 24g. Cho các thứ Thu*c trên vào túi vải nấu nước. Bỏ bã uống nước. Mỗi ngày 1 thang.

Cốt chưng lao nhiệt: ba ba 1 con, địa cốt bì 25g, sinh địa, mẫu đơn bì mỗi thứ 15 gam. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu canh với địa cốt bì, sinh địa và mẫu đơn bì. Mỗi ngày ăn mấy lần, uống nước ăn thịt, ăn liên tục mấy thang.

Bệnh sốt rét: ba ba 1 con, (khoảng 250g). Cho vào nồi nước sôi 2 đến 5 phút, lấy mai ra, bỏ ruột, lại cho vào nồi, cho nước nấu chín. Ăn canh, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

Bệnh động kinh: ba ba 1 con, dầu thực vật, muối tinh mỗi thứ vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, cho nước nấu chín, muối tinh. Khi bệnh động kinh chưa phát, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày.

Lòi dom: ba ba 1 con, ruột già lợn 500g, muối tinh vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, nấu với ruột già lợn, cho muối tinh. Ăn thịt ba ba, uống nước canh. Kiêng: phụ nữ có thai và người tì vị dương suy không được ăn.

- Ba ba ngoài thịt và mai ba ba là 2 thứ chính, được dùng làm thức ăn chữa bệnh, còn cho ta máu và trứng dùng chữa bệnh khác.

- Mai ba ba là vị Thu*c miết giáp, chữa chứng cốt chưng nóng trong xương, âm suy hư nhiệt, (sốt lao phổi).

Bác sĩ: PHÓ THUẦN HƯƠNG.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ba-ba-dai-bo-khi-huyet-6459.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe)- Rượu pha máu rắn, máu ba ba thường được nhiều người ưa chuộng vì cho rằng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rượu pha máu động vật giúp ích cho cơ thể. Ngược lại, cách uống rượu này còn gây ra nhiều nguy hiểm.
  • Ba ba là một trong những nguyên liệu quen thuộc không chỉ trong các nhà hàng. Ba ba có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như ba ba rang muối...
  • Miết giáp hình bầu dục hay hình tròn trứng, dài 10 - 15cm, rộng 8 - 15cm, mặt lưng hơi nổi nhô lên...
  • Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, có thể chữa các bệnh rong kinh, ra nhiều huyết, nam giới yếu thận, bị di tinh, mộng tinh, tăng cường sinh lực.
  • Ba ba là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài thịt ba ba được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, mai ba ba là vị Thuốc quý trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Dừa được coi là Thuốc quí trong điều trị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Ba ba, còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư... là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt trong các ao, hồ, đầm, sông... trông giống như con rùa nhưng dẹp và lớn hơn. Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY