Bài thuốc dân gian hôm nay

Mai ba ba làm Thuốc

Miết giáp hình bầu dục hay hình tròn trứng, dài 10 - 15cm, rộng 8 - 15cm, mặt lưng hơi nổi nhô lên...

mặt phía trong màu trắng, ở giữa có một đường xương sống nổi thành gờ, mỗi bên đều có 8 chiếc xương sườn. Đốt xương cổ uốn cong vào phía trong. Chất cứng chắc, dễ nứt gãy từ những đường nối khớp răng cưa. Mùi hơi tanh, vị mặn. Thứ mai to, dày, không dính thịt còn sót lại, mùi vị không tanh là tốt.

Chế biến: Miết giáp: ngâm vào nước, cạo bỏ sạch da thịt, rửa sạch, phơi khô. Miết giáp chế: cho cát vào nồi rang cho tới khi cát tơi ra, cho miết giáp sạch vào, sao tới khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra ngay, sàng bỏ cát, ngâm sơ qua trong giấm, vớt ra, rửa bằng nước, phơi khô. 50kg miết giáp dùng 15kg giấm.

Về thành phần hoạt chất, miết giáp có keratin, chất đạm, các muối vô cơ, iod, sinh tố A, D. Theo Đông y, miết giáp vị mặn, tính bình; vào kinh can và thận. Tác dụng dưỡng âm, thoái nhiệt, bình can, tiềm dương, nhuyễn kiên tán kết. Chữa cốt chưng lao nhiệt (nóng hầm trong xương), âm hư phát sốt, sốt rét lâu ngày sưng lá lách, bị đau cứng chắc dưới sườn, báng kết ở bụng, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, trẻ em kinh giản. Ngày dùng 12 - 20g.

Mai (miết giáp) tác dụng dưỡng âm thoái nhiệt, bình can tiềm dương, trị sốt nóng, báng kết ở bụng, kinh nguyệt bế tắc...

Một số bài Thuốc dùng miết giáp

Tư âm, lui cơn sốt âm ỉ: Trị chứng âm hư phát sốt, nóng âm ỉ trong xương.

Bài 1 - Thuốc bột tần giao, mai ba ba: tần giao, tri mẫu, đương quy mỗi vị 20g; mai ba ba, địa cốt bì, sài hồ mỗi vị 63g. Tất cả nghiền bột mịn. Lấy 20g bột, sắc với ô mai 1 quả, thanh cao 12g. Uống lúc gần đi ngủ. Trị sốt về chiều, nóng hâm hấp trong xương.

Bài 2 - Bột thanh cao: thanh cao, miết giáp, hoàng kỳ, tang bạch bì, bạch truật, chi tử phấn, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 12g; cam thảo, long đởm thảo, sài hồ mỗi vị 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống. Trị đau xương, nóng sốt nhẹ, ngày nhẹ đêm nặng.

Nhuyễn kiên, tán kết (làm mềm chỗ rắn, tan hòn cục)

Bài 1 - Miết giáp ẩm: miết giáp, bạch truật, hoàng kỳ, thảo quả, binh lang, xuyên khung, quất hồng, bạch thược mỗi vị 12g, sinh khương 4 lát, đại táo 3 quả, ô mai 6g. Sắc uống. Trị sốt rét, gan lách sưng to.

Bài 2: miết giáp 30g, vảy tê tê 5g. Sắc với 400ml nước, lấy 100ml chia uống 2 lần trong ngày. Chữa xơ gan.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người hư không nhiệt, dạ dày yếu hay nôn, tỳ hư tiêu chảy không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mai-ba-ba-lam-thuoc-n163178.html)
Từ khóa: mai ba ba

Chủ đề liên quan:

ba ba mai ba ba

Tin cùng nội dung

  • Ba ba là một trong những nguyên liệu quen thuộc không chỉ trong các nhà hàng. Ba ba có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như ba ba rang muối...
  • Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, có thể chữa các bệnh rong kinh, ra nhiều huyết, nam giới yếu thận, bị di tinh, mộng tinh, tăng cường sinh lực.
  • Ba ba là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài thịt ba ba được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, mai ba ba là vị Thuốc quý trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Theo Đông y, ba ba còn có tên cua đinh, cước ngư, (cá có chân), tính bình, vị ngọt, có công năng tư âm, mát huyết, bổ khí nhuận phế, bổ can thận âm hư, trừ thấp nhiệt, háo, khát, vân vân.
  • Dừa được coi là Thuốc quí trong điều trị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Ba ba, còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư... là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt trong các ao, hồ, đầm, sông... trông giống như con rùa nhưng dẹp và lớn hơn. Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều...
  • Một số động vật sống ở nước như ba ba, cua biển, mực nang có một bộ phận cấu tạo đặc biệt gọi là mai dùng để bảo vệ hoặc làm cứng cáp cơ thể. Những bộ phận này từ lâu đa trở thành vị Thuốc phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY