Kinh tế xã hội hôm nay

Giải mã bí ẩn loài động vật có “khẩu súng âm thanh” được mệnh danh “ồn ào” nhất hành tinh

Các loài tôm gõ mõ nói chung được xem là một trong những nguồn gây tiếng ồn lớn nhất dưới đại dương. Khi tụ tập thành bầy lớn, chúng có thể gây nhiễu loạn sóng âm, cản trở các thiết bị giao tiếp ngầm.

Loài tôm gõ mõ Alpheus bellulus sinh sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương chỉ dài 4 - 5 cm và nặng khoảng 50g, nhưng có thể phát ra âm thanh lên tới 200 dB, lớn hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực hay súng trường loại mạnh nghe từ khoảng cách một mét. Bí mật nằm ở chiếc càng lớn, chiếm quá nửa chiều dài cơ thể của chúng.

Chiếc càng của tôm gõ mõ được ví như khẩu súng uy lực của loài vật này, có thể bắn ra luồng sóng xung kích hạ gục đối thủ hoặc con mồi chỉ trong nháy mắt, theo New Scientist.

Khi hai con tôm gõ mõ đối đầu nhau, chúng bất ngờ khép chặt chiếc càng lớn gần bằng một nửa kích thước cơ thể hướng về phía đối thủ, tạo ra tia nước cực mạnh có tốc độ lên tới 30 m/giây.

Uy lực từ cú bắn của loài tôm này hiếm khi gây Tu vong, nhưng có thể khiến con tôm bại trận bị đứt càng hoặc hứng chịu thương tích trầm trọng. Nhưng tia nước tốc độ cao này không phải vũ khí gây thương tích, bởi đó là kết quả từ luồng sóng xung kích phát ra từ cú khép càng.

Nhà khoa học Phoevos Koukouvinis ở Đại học London, Anh, cùng các cộng sự đã mô phỏng những gì xảy ra sau khi tôm gõ mõ khép càng ở nhiều tốc độ khác nhau. Họ phát hiện khi càng tôm đóng chặt, ma sát giữa tia nước phun nhanh và vùng nước tĩnh lặng ở xung quanh tạo ra một vòi xoáy.

Khi vòi xoáy bắt đầu xoay tròn tới mức đủ nhanh, nó tạo ra một khoảng trống ở chính giữa. Khi khoảng trống sụp đổ, nó giải phóng sóng xung kích rất mạnh. Tất cả quá trình này xảy ra trong chưa đầy một nửa mili giây, Koukouvinis cho biết.

Do tôm gõ mõ chỉ dài khoảng 5 centimet, khẩu súng xung kích của chúng chỉ dùng để nhắm vào những động vật cỡ bé tương tự. Tôm gõ mõ là loài ăn xác thối, chuyên ăn mảnh vụn dưới đáy biển, do đó chúng hiếm khi sử dụng chiếc càng "bắn đạn" để làm kinh sợ con mồi. Thay vào đó, chúng sử dụng vũ khí sóng xung kích để bảo vệ bạn tình và chỗ ở của mình.

Giống như hầu hết các loài tôm gõ mõ, Alpheus bellulus sở hữu cặp càng bất đối xứng, trong đó, chiếc càng lớn đóng vai trò như "khẩu súng siêu thanh" dùng để săn mồi. Bằng cách khép càng ở tốc độ cực cao (chưa đến một mili giây), nó tạo ra bong bóng khí di chuyển hơn 100 km mỗi giờ về phía trước, kèm theo một tiếng nổ lớn. Sóng xung kích sinh ra có thể làm choáng váng những con tôm và cá nhỏ trong phạm vi 2 m.

Các loài tôm gõ mõ nói chung được xem là một trong những nguồn gây tiếng ồn lớn nhất dưới đại dương. Khi tụ tập thành bầy lớn, chúng có thể gây nhiễu loạn sóng âm, cản trở các thiết bị giao tiếp ngầm.

Chiếc càng lớn của tôm được cấu tạo bởi 2 phần, trong đó có một phần có thể cử động. Khi cơ càng giãn ra, phần càng cử động chuyển về vị trí cũ với tốc độ rất nhanh, đập mạnh vào phần càng cố định và tạo ra một làn sóng bong bóng nước cực mạnh. Với làn sóng bóng nước cực mạnh, tôm súng lục có thể sử dụng vũ khí của mình để săn mồi hay cũng có thể tự vệ.

Tốc độ để tôm súng lục thực hiện cú kẹp càng như vậy chỉ trong vỏn vẹn 1/100 giây. Chưa hết, các bong bóng khí khi vỡ ra cũng cho nhiệt độ lên tới 4.700 độ C - một thứ vũ khí quá kinh khủng.

Tôm súng lục còn dùng chiếc càng của mình để giao tiếp. Cách tôm súng lục nói chuyện với nhau cũng tương tự cá heo hay cá voi khi chúng sử dụng sóng âm thanh.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn loài cá có khả năng tạo ra điện có thể giết được cá sấu nhưng bản thân “bình an vô sự”

Phong Linh (Theo BBC/New Scientist)

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-bi-an-loai-dong-vat-co-khau-sung-am-thanh-duoc-menh-danh-on-ao-nhat-hanh-tinh-a466464.html)

Tin cùng nội dung

  • Âm thanh là quà tặng của thiên nhiên. Nhưng âm nhạc lại là một sản phẩm của con người tặng cho con người.
  • Thật không ngờ, loài nấm đắt như vàng ròng này cũng có ở Việt Nam, chỉ tiếc rằng, khi chưa được biết đến, nó đã sắp… tuyệt chủng.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Nghe nhạc lớn từ máy mp3, thường xuyên đi vũ trường,… Những thói quen hiện đại này có thể gây ra hậu quả không thể cứu vãn đối với thính giác.
  • Các thầy Thu*c với những đôi tay vàng thực sự gây bất ngờ hơn khi họ đã làm thêm được một điều: lai ghép cả một phần... trí nhớ giữa người cho và người nhận tạng.
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY