Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giải pháp phòng chống sốt rét ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét kháng Thuốc

Bên cạnh những thành tựu thu được, bệnh sốt rét vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp với sự di biến động dân cư lớn, mạng lưới y tế chưa ổn định, hạn chế về nguồn lực và gia tăng tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng Thuốc. Hơn nữa, sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium ỏ người gây nên.

Bệnh lây lan theo đường máu do muỗi Anopheles truyền. Có 5 loài (KSTSR) gây bệnh cho người là: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesivới chu kỳ phức tạp vừa ở muỗi vừa ở người và có nhiều thể (tư dưỡng, phân liệt, giao bào) và có nhiều giai đoạn (giai đoạn tiền hồng cầu, giai đoạn trong hồng cầu) nên việc điều trị gặp không ít khó khăn vì cùng lúc phải điều trị cắt cơn sốt, chống tái phát và chống lây lan.

Nhân dân xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hưởng ứng chiến dịch tẩm màn phòng chống sốt rét.

Báo cáo sốt rét năm 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Ký sinh trùng sốt rét kháng Thuốc, đặc biệt là Plasmodium falciparum kháng ACTs xuất hiện và lan rộng tại các nước tiểu vùng sông Mekông như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, đặc biệt là vùng biên giới Thái Lan - Campuchia.

Tại Việt Nam, theo Dự án Phòng chống sốt rét quốc gia cho biết, trong quá trình phòng chống sốt rét ở Việt Nam, P.falciparum đã dần kháng với hầu hết các loại Thuốc sốt rét thông dụng với mức độ tùy theo loại Thuốc và địa bàn.

Từ năm 1980 trở lại đây hiện tượng P.falciparum kháng Thuốc chloroquin lan khắp cả nước, đặc biệt ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Với Artemisinin và dẫn xuất tại một số điểm nghiên cứu gần đây cho thấy dihydroartemisin - piperaquine vẫn cho tỷ lệ khỏi bệnh cao (>90%) với chủng P.falciparum nhưng tỷ lệ còn ký sinh trùng vào ngày D3 khá cao (Gia Lai 22,8%; Quảng Nam 30%; Bình Phước 50%; Đăk Nông 29,2%; Ninh Thuận 10,9%; Khánh Hòa 17,4%).

Trong 5 năm qua, tỷ lệ người bệnh có ký sinh trùng dương tính ở ngày thứ 3 (D3) sau điều trị tăng liên tục tại các tỉnh có sốt rét kháng Thuốc và tỉnh Bình Phước là nơi có tình hình sốt rét kháng Thuốc nghiêm trọng nhất với tỷ lệ D3 ( ) tăng từ 38% lên 57%, tỷ lệ thất bại điều trị tăng từ 0% năm 2012 lên 7% vào năm 2014, 26% vào năm 2015 và 46,3% vào năm 2016. Tại Quảng Trị qua theo dõi tình hình sốt rét nhiều năm cho thấy tỷ lệ chủng ký sinh trùng sốt rét P.falciparum vẫn chiếm ưu thế (80-85%) và năm 2017 cũng ghi nhận có 5 ca ký sinh trùng P.falciparum dương tính vào ngày D3 sau khi điều trị tại huyện Hướng Hóa. Một trong những nguyên nhân gây kháng Thuốc là tình trạng dân di biến động dân số lớn giữa các nước, các tỉnh trong khu vực có kháng Thuốc, bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị.

Tại Quảng Trị, để đánh giá mức độ ký sinh trùng sốt rét kháng Thuốc thì bên cạnh các tổ chức quốc tế tài trợ nghiên cứu tình hình kháng Thuốc và thử nghiệm một số loại Thuốc sốt rét mới tại Hướng Hóa - một điểm nóng về sốt rét trước đây; hiện nay dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng Thuốc artemisinine 2018-2020 (RAI2E) đã bố trí một nguồn kinh phí hơn 500 triệu đồng thiết lập tại xã Xy, huyện Hướng Hóa một điểm theo dõi kháng Thuốc cả P.falciparum và P.vivax.

Bên cạnh đó, cán bộ y tế các tuyến cần thực hiện một số khuyến cáo sau: Tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng chống sốt rét và tuyên truyền về hiệu quả uống Thuốc sốt rét đúng, đủ liều khi bị nhiễm bệnh sốt rét cho người dân và khi có sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Chuẩn bị đầy đủ Thuốc và các trang thiết bị vật tư xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị sốt rét các tuyến. Chuyển tuyến trên an toàn, kịp thời đối với những trường hợp diễn biến nặng.

Từ nay đến năm 2030 - mốc loại trừ sốt rét đã được vạch ra, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạ thấp số ca mắc sốt rét dưới 1/1.000 dân sống trong vùng sốt rét lưu hành và không có ca nhiễm tại chỗ, ngăn chặn tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng Thuốc đòi hỏi một sự đầu tư và cam kết bền vững của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực và chủ động của người dân thì việc loại trừ sốt rét ra khỏi Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng mới thành hiện thực.

ThS.BS. Lê Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-phong-chong-sot-ret-ngan-chan-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc-n158422.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngồi lâu trước máy tính gây tổn hại lớn tới mắt, làm cho mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm, khô mắt và giảm thị lực.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY