Tại hà nội, ghi nhận những ngày qua, nhiều tuyến đường ở hà nội ùn tắc kéo dài nhiều giờ do mưa lớn trong thời gian ngắn kết hợp bão mạnh, siêu bão đi qua thành phố gây ngập úng. thậm chí, nhiều khu vực bị ngập sâu từ 1 m đến trên 3 m dẫn đến nhiều địa bàn bị cô lập, chia cắt khi có bão lớn, mưa cường độ lớn dồn dập, trong khi đó nước sông, hồ đều ở mức cao hạn chế khả năng thoát nước, làm nhiều địa bàn trong thành phố bị ngập úng dài ngày.
Là thành phố đặc thù gồm nhiều hệ thống đê điều, hồ đập dày đặc và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt kéo dài, ubnd tp hà nội đã ban hành phương án cứu trợ, đảm bảo đời sống của người dân khi xảy ra thiên tai năm 2021 với 10 kịch bản thiên tai (bao gồm 8 kịch bản mưa, bão, vỡ đê và kịch bản thảm hoạ; động đất).
Đặc biệt, UBND thành phố xác định, khác với các loại thiên tai khác, động đất là thảm họa khủng khiếp nhất, thời gian chỉ vài giây, khu vực bị ảnh hưởng do động đất có thế bị sụp đồ hoàn toàn, khu vực dư chấn có thể sụt lún nghiêm trọng, đến nay khoa học vẫn chưa dự báo chính xác địa điểm và cường độ động đất sẽ xảy ra. Nếu xảy ra thảm họa động đất, việc quan trọng nhất là tìm kiếm cứu nạn, bố trí nơi sơ tán tạm thời, đồng thời bảo đảm đời sống tối thiểu cho nhân dân.
Tại Lai Châu, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp và khó lường, nhất là các loại hình thiên tai, để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Lai Châu đã ban hành Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó và khắc phục sớm hậu quả của thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2021, ubnd tỉnh lai châu yêu cầu các sở, ban, ngành và ubnd các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức kiện toàn bộ máy ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ban chỉ huy pctt&tkcn) ở các cấp, các ngành theo quy định tại luật phòng, chống thiên tai và các nghị định hướng dẫn thi hành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ huy pctt&tkcn để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo kịp thời triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.
Theo TS Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT, những năm qua, hệ thống đê điều, công trình phòng, chống lũ được đầu tư, bảo đảm an toàn chống lũ. Hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện cũng góp phần kiểm soát lũ. Chính phủ đã đầu tư củng cố các khu neo đậu, hoàn thành 66 khu neo đậu với công suất hơn 46 nghìn tàu. Hệ thống thiết bị giám sát định vị hành trình, bảo đảm an toàn khi ra khơi được triển khai lắp đặt cho gần 20 nghìn tàu, thuyền công suất lớn.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng truyền thông, công tác điều hành chỉ đạo đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều cuộc họp trực tuyến với sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ PCTT trên khắp mọi miền đất nước được triển khai thường xuyên; công tác điều hành chỉ đạo được thực hiện qua hệ thống thông tin trực tuyến, rút ngắn phần lớn thời gian chỉ đạo điều hành, đưa quyết định chỉ đạo điều hành PCTT theo thời gian thực, kịp thời nhất góp phần bảo đảm an toàn cho nhân dân trước diễn biến nhanh chóng và khó lường của thiên tai.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác pctt vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, đó là cơ sở vật chất và nguồn lực về tài chính, việc kiểm soát an toàn thiên tai còn thiếu cơ sở pháp lý, thiếu trang thiết bị dự báo, cảnh báo, công trình pctt chưa đáp ứng… khi có sự cố thiên tai lớn, nhiều phương án ứng phó chưa phù hợp ở nhiều địa phương, việc điều phối và giải pháp chuyên môn đối với các lực lượng tham gia chưa đạt hiệu quả cao. phương tiện cứu hộ, cứu nạn thiếu, không phù hợp, chưa bảo đảm tiếp cận cứu người bị nạn; người làm công tác cứu hộ cứu nạn, điều hành pctt thiếu trang thiết bị bảo vệ, trang thiết bị chuyên dùng.
Nhằm xây dựng xã hội an toàn và quốc gia chủ động PCTT, quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương đến cơ sở.
Trong đó, cần kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác này theo hướng tập trung, thống nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo. Nâng tầm hoạt động của cơ quan PCTT các cấp theo hướng chuyên trách, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.