Huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim. Ngoài ra, Bệnh này còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh mạn tính như suy thận, đột quỵ... Việc thay đổi lối sống có thể đóng góp một vai trò quan trọng để giúp giảm huyết áp. Cụ thể là việc ăn đúng loại thực phẩm, quản lý căng thẳng, quản lý cân nặng,…Theo Live Strong.
Thừa cân có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, chúng có khả năng làm "hỏng mạch máu". Chính vì thế, chúng có thể đã góp phần gây ra huyết áp cao. Vì vậy, giảm cân có tác dụng hạ huyết áp. Việc giảm cân cũng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường,…
Ngoài ra, để giảm huyết áp chúng ta nên cắt giảm lượng muối sử dụng hằng ngày. Một trong những cách tốt nhất để cắt giảm muối là hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến hoặc đóng gói và nên giảm lượng muối khi nấu ăn. Một cách khác nữa có thể giúp giảm lượng muối là bổ sung kali trong chế độ ăn uống, do kali có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng natri (muối) dư thừa và điều này có thể làm giảm áp lực lên các mạch máu của chúng ta.
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, thì việc tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu vào tháng 2 năm 2019 được công bố trên tạp chí Hypertension, đi bộ ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần có thể tạo ra tác dụng tương tự như Thu*c hạ huyết áp, theo Live Strong.
Chủ đề liên quan:
giảm cân giảm huyết giảm huyết áp huyết áp huyết áp cao natri nhồi máu cơ tim tập thể dục thực phẩm chế biến thuốc hạ huyết áp