Mỡ dưới da là lớp mỡ tích tụ dưới da, khác với mỡ nội tạng vốn tích tụ sau cơ bụng và bao quanh các cơ quan nội tạng, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Thừa mỡ dưới da tuy không nguy hiểm cho sức khỏe bằng thừa mỡ nội tạng, song đây là dấu hiệu đáng tin cậy giúp cảnh báo rằng cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ nội tạng, cần có biện pháp ngăn chặn.
Bác sĩ Jeffrey E. Wonoprabowo tại Đại học Y tế Loma Linda (Mỹ) cho biết, tích mỡ dưới da là cách để cơ thể chúng ta dự trữ năng lượng nhằm đảm bảo các cơ quan quan trọng vẫn hoạt động trong trường hợp không có sẵn thức ăn. Cơ chế đằng sau đó là “cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các hợp chất có thể được dùng làm nhiên liệu hoạt động. Khi nguồn năng lượng này dôi dư, chúng được chuyển đổi thành triglyceride và được tích trữ dưới dạng mỡ. Do đó, nếu bạn có một chế độ ăn thiếu hợp lý hoặc ít vận động thì rất dễ tích nhiều mỡ dưới da, bởi vì lượng calorie được tiêu thụ nhiều hơn lượng calorie được đốt cháy.
Một trong những cách phổ biến nhất để xác định mỡ cơ thể là dùng thước kẹp để đo độ dày của lớp da mà bạn dùng tay kéo ra ở bụng. Sau đó, bạn có thể đối chiếu với bảng quy chiếu của Hội đồng Thể thao Mỹ (được dựa trên số đo thước kẹp tại nếp gấp da ở vùng đùi, ngực và cơ bụng), để ước tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của mình. Ví dụ, tỷ lệ mỡ cơ thể trong phạm vi chấp nhận được ở nữ giới là 25-31% và ở nam giới là 18-24%, còn vượt trên mức này được coi là béo phì.
Song, chuyên gia Wonoprabowo cho biết bất lợi của cách đo này là nó có thể cho kết quả chênh lệch tới 10% hoặc hơn so với những phương pháp đo mỡ cơ thể chính xác hơn - chẳng hạn như cách đo vòng eo và tỷ lệ vòng eo/hông hoặc thông qua xét nghiệm DXA (phương pháp sử dụng công nghệ X-quang để đánh giá kết cấu cơ thể).
Tuy quá trình giảm mỡ dưới da với mỡ nội tạng ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng Wonoprabowo nhận định cách giảm cân tốt nhất là có một lối sống bền vững – trong đó kết hợp một chế độ ăn kiêng lành mạnh và tập luyện, cũng như giải quyết bất kỳ rào cản sức khỏe và tâm lý nào đối với việc giảm cân. Ví dụ, nếu cho rằng bản thân bị rối loạn ăn uống, thì bạn nên giải quyết vấn đề đó trước khi cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Về vấn đề vận động giảm cân, phương pháp tốt nhất để giảm mỡ dưới da là kết hợp các bài tập rèn sức mạnh và các bài tập cardio, giúp làm tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng lưu thông máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người thừa cân/béo phì cần tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần – tức khoảng 21 phút/ngày, hoặc tập luyện cách ngày nếu thời gian vận động mỗi lần lâu hơn.
Còn về chế độ ăn, nên giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn vặt, tránh thêm đường và hạn chế dùng chất béo bão hòa. Việc bạn lựa chọn chế độ ăn kiêng nào để theo đuổi cũng không quan trọng bằng tính bền vững của chế độ ăn kiêng đó, hay nói cách khác là chế độ ăn đó phải có lợi cho sức khỏe và có thể áp dụng lâu dài để đạt được mục đích giảm cân.
Nhìn chung, thay đổi tích cực trong lối sống sẽ giúp bạn vừa giảm mỡ dưới da vừa giảm mỡ nội tạng. Theo một nghiên cứu qui mô lớn công bố trên Tạp chí Béo phì Quốc tế, giảm mỡ nội tạng có liên quan đến giảm mỡ dưới da. Và điều quan trọng hơn là nỗ lực thay đổi để có được một cơ thể săn gọn cũng giúp giảm nhiều nguy cơ sức khỏe do thừa cân, như bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ và Tu vong sớm.
Chủ đề liên quan:
biệt thự biệt thự biển cách điều trị đa nang điều trị du lịch giảm mỡ Giảm mỡ dưới da khác biệt mâm cơm nàng dâu nguyên nhâ nguyên nhân ông chồn Phép màu thận đa nang tìm hiểu tình người triệu chứng Vẫn còn đó những phép màu của tình người