Giãn tĩnh mạch thừng tinh căn bệnh thể hiện cho tình trạng những tĩnh mạch tồn tại trong thừng tinh có dấu hiệu bị giãn và xoắn bất thường. Bệnh lý này xảy ra phổ biến. Trong đó có khoảng 10 – 15% nam giới mắc bệnh sau khi bước qua độ tuổi dậy thì. Tĩnh mạch thừng tinh giãn không chỉ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, đời sống của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh.
Trong mỗi tinh hoàn có một ống di chuyển từ bộ phận này đến phần dưới ổ bụng, ống này được gọi là thừng tinh. Cấu tạo của thừng tinh gồm các mạch máu, ống dẫn tinh, dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng những tĩnh mạch tồn tại trong thừng tinh (tĩnh mạch thừng tinh trong và đám rối tĩnh mạch sinh tinh) chịu sự tác động của một yếu tố nào đó dẫn đến giãn nở, có kích thước lớn hơn so với thông thường, người bệnh thể nhận thấy tình trạng này bằng mắt thường.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xuất hiện và tiến triển xấu ở một bên tinh hoàn hoặc ở cả hai bên. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến hơn ở bên trái tinh hoàn. Tĩnh mạch thừng tinh trong và đám rối tĩnh mạch sinh tinh giãn nở lâu ngày khiến chứng năng của tinh hoàn suy giảm. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây vô sinh ở trường hợp nặng.
Nguyên nhân cụ thể khiến bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành và tiến triển vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì thế bệnh lý này thường được cho là tự phát. Một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh như:
Dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì các nhà khoa học vẫn tin rằng bệnh sinh của tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự tác động, trào ngược máu tĩnh mạch đến những tĩnh mạch tinh, khiến hệ thống tĩnh mạch ở bìu có dấu hiệu giãn nở hình thành nên một búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo tương tự như túi giun nổi rõ dưới da.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có triệu chứng không rõ ràng hoặc hoàn toàn không có triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Phần đa các trường hợp mắc bệnh không phát hiện bệnh lý cho đến khi vô tình phát hiện bệnh khi đến bệnh viện khám vì vô sinh.
Đối với bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, cơ chế gây vô sinh là do vùng bìu tăng nhiệt độ bất thường, khiến các hoạt động của tinh hoàn bị trì trệ, quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng xấu. Cuối cùng giảm tính di động của tinh trùng, giảm chất lượng tinh binh và khiến hình dạng của tinh trùng bị biến đổi.
Đối với những trường hợp đang trong giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau tinh hoàn, theo thời gian những búi tĩnh mạch giãn nở nghiêm trọng và có thể nhìn thấy rõ ở da bìu. Tình trạng này được ví như một túi giun. Bên cạnh đó tinh hoàn thường xuyên rơi vào trạng thái phù nề và sưng.
Ở những trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh, triệu chứng đau thường có những đặc điểm sau:
Bệnh thường hình thành và phát triển trong quá trình dậy thì ở nam giới. Ngoài ra theo kết quả thống kê, có trên 80% trường hợp bệnh xảy ra ở bên trái.
Theo Dubin (1970), Dựa trên mức độ nghiêm trọng và tính chất của bệnh, giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân thành 5 mức độ (theo Dubin – 1970):
Thông qua kết quả siêu âm, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được xác định khi tĩnh mạch tinh có đường kính lớn hơn 2,5mm. Đối với những trường hợp kín đáo, không có biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phối hợp nghiệm pháp Valsalva để kết quả đánh giá trở nên chính xác hơn.
Trên lâm sàng, giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là mức độ thường gặp, có thể nhìn thấy các tĩnh mạch dưới vùng da bìu và triệu chứng đau tinh hoàn thường xuyên xuất hiện.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nguy hiểm đối với nam giới. Bệnh lý này có thế tác động và làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân sẽ mắc chứng vô sinh.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng tinh binh. Cụ thể chất lượng tinh trùng giảm, số lượng tinh trùng không được đảm bảo… Cụ thể tĩnh mạch thừng tinh giãn có thể gây ra một số bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng sau:
Quá trình chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu dựa vào kết quả siêu âm tinh hoàn và khám lâm sàng.
Ngoài biểu hiện suy giảm chức năng sinh sản và đau tinh hoàn, thông qua quá trình thăm khám lâm sàng bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện một khối mềm hình thành ngay tại vùng trên tinh hoàn, không gây đau.
Trong trường hợp những búi tĩnh mạch chưa phát triển mạnh, có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ được yêu cầu đứng dậy, đồng thời hít một hơi thật sâu và nín thở. Hoạt động này sẽ giúp búi tĩnh mạch nhanh chóng hiện ra rõ hơn. Đây được gọi là nghiệm pháp Valsalva.
Biện pháp siêu âm tinh hoàn có khả năng cung cấp hình ảnh chính xác về búi tĩnh mạch và những cấu trúc bên trong tinh hoàn. Ngoài ra việc áp dụng biện pháp siêu âm tinh hoàn còn giúp bác sĩ chuyên khoa loại trừ một số nguyên nhân khác có khả năng làm phát sinh tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Cụ thể như khối u hình thành chèn ép tĩnh mạch tinh.
Những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh không có khả năng tự khỏi. Bên cạnh đó, bệnh còn có khả năng làm phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh vô sinh ở nam giới. Biến chứng vô sinh sẽ xảy ra nếu quá trình điều trị bệnh bị trì hoãn hoặc không sớm phát hiện.
Thông thường bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ được chỉ định điều trị với những phương pháp sau:
Quá trình chữa bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được tiến hành thông qua việc áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa (phương pháp điều trị chủ yếu). Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh được tiến hành thông qua mổ mở hoặc nội soi ổ bụng là phương pháp chữa bệnh kinh điển.
Trong trường hợp không có triệu chứng, bệnh nhân không cần phải phẫu thuật điều trị bệnh. Phương pháp phẫu thuật chỉ được xem xét và chỉ định điều trị đối với những trường hợp mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh điển hình, bệnh xuất hiện có kèm theo triệu chứng như hai tinh hoàn có cảm giác đau tức kéo dài, các hoạt động sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật không được chỉ định phổ biến là do phương pháp phẫu thuật này có khả năng gây ra nhiều biến chứng tìm ẩn như:
Ngày nay với nền y học hiện đại, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp mới. Trong đó can thiệp nội mạch qua da là phương pháp được áp dụng phổ biến.
Khi thực hiện phương pháp can thiệp nội mạch qua da, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một ống nhỏ, dài, trên đầu có gắn camera để tiếp cận hệ thống tĩnh mạch thừng tinh. Camera trên ống có kết nối với màn hình theo dõi. Sau đó ống này được đưa từ cổ hoặc phần bẹn của bệnh nhân để quan sát.
Bác sĩ sẽ sử dụng dây cuộn hoặc một số phương tiện khác để tác động vào hệ tĩnh mạch thừng tinh khiến chúng bị tắc nghẽn. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng máu trào ngược vào tĩnh mạch tĩnh. Từ đó khắc phục được tình trạng giãn tĩnh mạch.
Nhờ tính chất an toàn, ít xâm lấn, đơn giản và có khả năng khắc phục tốt bệnh lý, phương pháp can thiệp nội mạch qua da đang dần thay thế phương pháp phẫu thuật. Sau 2 ngày kể từ khi thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường và có thể tập thể dục sau khoảng 7 đến 10 ngày.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng một số loại Thu*c giảm đau thông thường. Cụ thể như: Paracetamol và Ibuprofen. Ngoài ra bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn nâng đỡ bìu bằng cách mặc quần lót đúng cách.
Ngoài ra để cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử sử dụng một số loại Thu*c giúp hỗ trợ nội tiết, nhóm Thu*c chứa những khoáng chất có khả năng chống oxy hóa (vitamin A, vitamin C, vitamin E, carnitine…) hoặc các loại khoáng chất như kẽm…
Nhìn chung, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có khả năng làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh và gây biến chứng teo tinh hoàn, vô sinh trong trường hợp không sớm điều trị. Để phòng ngừa phát sinh những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần sớm đến bệnh viện, trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa và điều trị theo hướng dẫn. Đặc biệt là khi nhận thấy tinh hoàn có những biểu hiện bất thường.
Chủ đề liên quan: