Tâm linh hôm nay

Giới luật và những pháp học căn bản cho Tăng Ni Khất sĩ

Theo Thanh Tịnh Đạo Luận, Giới là sự chế ngự năm cách: chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn.

> Những trăn trở về hạnh Khất thực trong thời đại mới

Để bảo vệ giới luật của đức Phật không bị rách không bị lủng không bị vá đứng vững trên đất Giới, Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế thêm 114 điều luật cho tăng ni Khất sĩ xuất gia để được an trú, được thanh tịnh, trong kinh Tương Ưng I tr 13 có bài kệ:

“Người trú giới có trí

Tu tập tâm và tuệ

Nhiếp Tâm và thận trọng

Tỳ kheo ấy thoát triền."

Bài liên quan

Những trăn trở về hạnh Khất thực trong thời đại mới

Gìn giữ giềng mối cho đạo pháp trong chân lý có những pháp học căn bản về giới luật, như Bài học Khất sĩ, Luật Khất sĩ, Bài học Sadi Pháp học Sadi I (kệ giới), Pháp học Sadi II (diệt lòng ham muốn) Pháp học Sadi III (pháp vi tế) Giới Phật tử (Bồ tát giới). Gíới bổn Tăng, giới bổn Ni và 114 điều luật này. Tổ Sư thường cảnh tỉnh “tinh thần không chật vật chất không hao, sự của lý là có lý của nó là không” ý của Tổ muốn hàng xuất gia hãy vì lợi ích chung bước đầu khép mình trong khuôn khổ giới luật để thuần hoá thân tâm của mình vốn đã từ lâu như ngựa rong chơi ngoài đồng nội và chúng ta đã từng thọ học y hành lời Phật dạy “hãy thừa tự pháp Bảo hơn là thừa tự tài vật“ đối với người con Phật, Pháp bảo chính là nguồn tài sản cao quí hơn mọi thứ tài sản trên đời.

Bài liên quan

Khất thực - Một pháp tu truyền thống của đạo Phật

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm Thánh hạnh Đức Phật cũng dạy: Tại sao được gọi là Thánh nhân? Được gọi là Thánh Nhân vì  những bậc này thường hành Thánh hạnh và có bảy thứ tài sản của Phật thánh là: Tín, Giới, Tàm, Quí, Đa văn, Trí tuệ, và Xả ly. Người xưa đã bảo tu mà không học là tu mù học mà không tu là cái đãi chứa sách như trong bài hoc Khất sĩ đã dạy: “Khất sĩ là học trò khó đi xin ăn đi xin ăn để tu học, Khất sĩ là cái sống của chân lý vũ trụ mà tất cả chúng sinh điều là học trò cả thảy… chúng sinh đây là căn thân chủ thức… học không phải ở một chỗ mà cần phải bước lên đi tới, phải đi theo thời duyên cảnh ngộ… ngoài khất thực ra không có pháp nào thứ hai để diệt trừ tham sân si được, mà nếu tham sân si không diệt thì người ta với cỏ cây loài thú như nhau vậy tiếng khất sĩ chỉ có nơi Người, Trời, Phật mà thôi. Khất sĩ khuyên ơn người giàu an ủi người nghèo… tránh khổ cho người giác ngộ cảm hoá kẻ ác dạy dỗ người thiện …”

Bài liên quan

Nét đẹp của truyền thống Khất thực

Còn trong bài học Sadi Tổ Sư dạy bậc đã bước gần của ngưỡng cửa hàng tỳ kheo là hàng tập sự tỳ kheo học hỏi để đến ngày đứng vào hàng tỳ kheo thật thọ nhận lãnh giới luật tỳ kheo vì vậy Bài học Sađi là bài mở đầu kế đến là Bài học Sadi I là bài Kệ giới, tức dạy cho Sadi dùng giới luật Sadi mà làm hàng rào giữ thân tâm, đến pháp học Sadi II là bài học Tổ dạy lên cao hơn 1 chút là diệt lòng ham muốn còn pháp học Sadi III là pháp học vi tế dạy hàng đệ tử Sadi nên lấy bài học này mà soi rọi tâm mình sẽ thấy những pháp vi tế khó thấy chính những lỗi vi tế này ngủ ngầm trong tiềm thức của mình nếu mình không mạnh dạn diệt trừ thì nó chính là một chướng ngại lớn lao để mình bước lên nấc thang cao hơn trên đường giác ngộ giải thoát và trong giới bổn Tăng, giới bổn Ni.

Bài liên quan

Vẻ đẹp người khất sĩ và những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn

Cũng thế theo Thanh Tịnh Đạo Luận, Giới là sự chế ngự năm cách: chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn. Luật tạng nói chế ngự để khỏi hối hận, không hối hận để được hân hoan, hân hoan để được hỷ, Hỷ để được khinh an, khinh an để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến đễ đi đến vô thủ trước Niết Bàn.

Trong đạo Phật Khất sĩ, giới luật tăng ni đếu có những loại giới cũng như giới của đức Phật đều mang tinh kết hợp hoặc giới chỉ trì và tác trì, giới tạm thời và giới trọn đời, giới thế gian và xuất thế gian, giới thuộc bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, giới vị kỷ, vị tha, vị pháp, có thanh tinh, bất tịnh, khả nghi, giới tự nhiên, giới theo cổ tục, giới tất yếu và giới do nhiều đời trước, giới thanh tinh hữu lậu, thanh tịnh vô lậu, thanh tịnh đã viên mãn, thanh tịnh không dính mắc và thanh tịnh để tịnh chỉ tất cả.

Các loại được nêu trên đều ở trong từng điều giới của Tăng hay Ni, vì sự lợi ích của chúng sinh vì sự trường tồn của giáo pháp Tổ thầy, nên tất cả điều đưa về một mục đích ấy.

Minh Chính

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/gioi-luat-va-nhung-phap-hoc-can-ban-cho-tang-ni-khat-si-d39637.html)

Tin cùng nội dung

  • Chiều ngày 22-2 (nhằm ngày 29-1-Canh Tý), chư tôn đức HĐCM, HĐTS, BTS Giáo hội Phật giáo TP.HCM và các quận huyện đã quang lâm Pháp viện Minh Đăng Quang (phường An Phú, Q.2, TP.HCM), dâng hương tưởng niệm lần thứ 66 ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.
  • Sáng ngày 10/10/2019 (nhằm 12/09 năm Kỷ Hợi), tại tịnh xá Ngọc Chơn số 157/7 tổ 1, Kp. 6, TT.Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ khai mạc khóa tu “Tập sống Chung Tu Học” lần V chư Ni Giáo đoàn VI Hệ phái Khất sĩ. Khóa tu diễn ra 6 ngày từ 09 – 15/10/2019.
  • Hệ phái Khất sĩ tưởng niệm 65 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng và lễ khuất thực nhân dịp tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang là một số sự kiện Phật giáo tiêu biểu tại Vĩnh Long trong những ngày qua.
  • Để bảo hộ sự thanh tịnh, hòa hợp trong Tăng đoàn và giữ gìn bản thể Tỷ kheo không cho hư hủy đồng thời để tránh sự chê bai của người thế tục, tránh gây mất niềm tin Tam bảo của tín thí, Đức Phật đã tuyên bày giới luật.
  • Bí yếu của Phật pháp nằm nơi ba pháp vô lậu học, tức giới định huệ. Trong ba pháp này, giới luật là nền tảng căn bản. Nhờ giới luật mà sanh định. Do định mà sanh huệ. Nếu trì giới thanh tịnh thì định huệ tự nhiên sẽ được viên thành.
  • Vào trong Đại hùng bảo điện, đối trước Bổn Sư là đối trước Phật tánh sáng suốt hằng thanh tịnh của chính mình dứt sự ràng buộc của phiền trược khổ đau, dứt sự đối đãi của thế gian thường tình, vượt lên trên 2 phạm trù có và không, sanh và tử, chỉ có sự thanh khiết thuần tịnh của hương vị giải thoát.
  • Giới học là chi phần vô cùng quan trọng trong tam vô lậu học. Thành tựu giới là bước đi đầu tiên mở cánh cửa đi vào giác ngộ, giải thoát. Giới còn được xem là mạng mạch, huyết quản của Phật pháp.
  • Cuộc đời hạnh hóa đạo của Ngài rất bình dị, chân tu thật học, nghiêm trì giới luật, là một trong những bậc Cao Tăng Thạc Đức tạo tiền đề cho cuộc chấn hưng Phật giáo Nam bộ vào đầu thế kỷ XX và Huệ Quang Hòa thượng tiếp tục theo gương sáng của Ngài
  • Phải hiểu bản chất giới luật là bảo hộ, nuôi dưỡng chúng ta. Lý tưởng của chúng ta là mong cầu giác ngộ, giải thoát thì không bao giờ xa rời giới luật mà thành tựu được.
  • Giới luật bao hàm một ý nghĩa cực trọng. Những qui luật này, sau khi Phật nhập Niết bàn được các hàng Thánh đệ tử của Ngài đọc tụng, biên chép thành hệ thống và trở thành một trong tam tạng Giáo điển. Đó là Luật Tạng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY