Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Giữ cơ khớp khi chạy xe đạp: Bạn đã biết cách chưa?

MangYTe - Sau giãn cách, xu hướng chạy xe đạp thành từng nhóm, đội ở TP.HCM tăng mạnh, trở thành trào lưu của giới trẻ. Nhờ đường sá vắng vẻ do dịch, đạp xe trở thành môn thể dục thể thao được nhiều người dân ưa chuộng.

Văn hóa đạp xe làm khỏe mạnh, giảm khí thải - Ảnh: QUỲNH HOA

Theo các bác sĩ, việc chạy xe đạp theo quãng đường dài cần phải có kỹ thuật để tránh những chấn thương đáng tiếc.

Trở thành thói quen

Trong thời gian giãn cách và cả khi đã nới lỏng tại TP.HCM, nhiều dịch vụ tập thể thao, phòng gym vẫn chưa được mở cửa, đồng thời với tâm lý lo lắng nguy cơ lây lan dịch bệnh khi đến các nơi công cộng tập thể dục, chị Thanh Dung (quận 7, TP.HCM) bắt đầu thử bộ môn đạp xe.

"Tôi bắt đầu đạp xe trong giai đoạn làm việc từ xa tại nhà, thành phố giãn cách, phòng tập gym đóng cửa", chị Dung kể.

Chị Dung cho biết lúc mới tham gia thường đạp xe vào buổi chiều, sau giờ làm. "Lúc đạp xe, tôi rất thích cảm giác chill chill ngắm thành phố, vừa rèn luyện sức khỏe vừa thư giãn sau một ngày làm việc. Về sau, tăng dần tốc độ và quãng đường - xem đạp xe như hoạt động đốt cháy calo để giảm cân.

Cuối tuần có thời gian sẽ đạp cùng hội anh chị ở công ty để thử sức với quãng đường dài hơn 30 - 40km, được chỉnh dáng đạp, tư thế. Đến bây giờ trở lại bình thường mới thì thỉnh thoảng tôi vẫn duy trì việc đạp xe đi làm hay đạp sang nhà bạn chơi", chị Dung chia sẻ.

Còn chị Thu Vân, nhân viên Công ty VNG, bắt đầu đạp xe từ tháng 3 năm nay. "Tôi thấy xe đạp là bộ môn rất hay, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa có thể du hí TP cuối tuần. Trung bình tôi sẽ đạp 60km tại một số cung đường nhất định trong thành phố", chị Vân kể.

Theo chị Vân, việc đạp xe sử dụng cơ đùi là chủ yếu, nhờ đó đùi sẽ chắc và khỏe, bổ trợ cho các hoạt động như leo núi, chạy địa hình...

Sau một thời gian tập luyện môn thể thao này, nhiều người cho biết họ thấy tác động rất tốt, không chỉ về mặt sức khỏe thể chất mà cả về mặt tinh thần.

"Đây là môn thể thao, thể dục gắn kết rất tốt. Cả nhà có thể đạp xe cùng nhau. Đạp xe cũng giúp việc khám phá thành phố, vùng đất mới dễ dàng. Chỉ trong một buổi là người đạp xe có thể đi một vòng thành phố hay đạp xe từ TP.HCM lên tận Thủ Dầu Một, Bình Dương rồi đạp về", anh Trần Đình Đông nhận xét.

Trong quá trình đạp xe, việc bổ sung nước là rất cần thiết để đảm bảo chúng ta không bị mất nước/điện giải qua mồ hôi quá nhiều do vận động và đừng quên che chắn và chống nắng, khẩu trang và tuân thủ 5K khi đạp xe.

Bác sĩ PHẠM ÁNH NGÂN

Điều chỉnh thông số tránh chấn thương

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc thường xuyên đạp xe có thể làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, tai biến, đái tháo đường hoặc ung thư.

Bên cạnh đó, việc sử dụng xe đạp thể hiện rõ rệt các xu hướng "giao thông sạch", thân thiện với môi trường trong thời buổi hiện nay. Những chiếc xe đạp có thể gửi đi các thông điệp về tiêu thụ và sản xuất bền vững, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường và khí hậu. Việc đạp xe còn có thể giúp con người phát triển tư duy sáng tạo, có thêm nhận thức về xã hội và cuộc sống xung quanh.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Anh cũng cho biết việc đạp xe 40km mỗi tuần, tương đương với 4 buổi, mỗi buổi 10km, sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân cho biết để tham gia đạp xe lâu dài, chúng ta cần lưu ý kỹ thuật để hành trình được duy trì ổn định, tránh các tổn thương lên cơ khớp do quá trình vận động gắng sức. Đạp xe nhiều có thể gây nên những vấn đề đau mỏi liên quan đến vùng lưng, mông, chi dưới, khớp gối; trong đó đau lưng và đau gối là hai triệu chứng cản trở nhiều nhất.

Cần cân chỉnh các thông số trên xe để phù hợp với người sử dụng. Những yếu tố chính cần lưu ý khi điều chỉnh xe đạp là: chiều cao yên, sự thay đổi 5% chiều cao yên xe ảnh hưởng đến khoảng 35% động học khớp gối.

Khi ngồi quá cao so với bàn đạp, cơ mặt sau đùi sẽ bị căng nhiều hơn, lâu dần gây đau. Khi yên xe quá thấp, sức ép lên xương bánh chè sẽ nhiều hơn, gây đau quanh xương bánh chè. Khoảng cách yên xe phù hợp là khi đầu gối gập trong khoảng 25 - 30 độ, để tránh lực tác động quá mức.

Khoảng cách yên xe, khi yên xe lui về sau và hơi rướn người về phía trước sẽ tăng được lực đạp, tuy nhiên nếu yên xe quá xa so với tay cầm, người đạp gắng sức dễ làm tổn thương đến hệ thống gân cơ bánh chè. Chú ý đến cách đặt chân trên bàn đạp cũng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối trong khi đạp xe.

Điều chỉnh ghi đông xe phù hợp với tính chất đường đạp sẽ giúp tạo tư thế thoải mái cho vùng lưng, cổ, vai và cổ tay. Đối với đạp xe ở đường trong đô thị, ghi đông nên được điều chỉnh sao cho trên hoặc dưới 2,5cm so với điểm cao nhất của yên xe. Đối với đường đèo hoặc với việc đua thể thao thì vị trí ghi đông nên điều chỉnh từ 5 - 10cm thấp hơn so với điểm cao nhất của yên xe.

Việc sử dụng thêm đai lưng, đai khớp gối là rất cần thiết đối với những người đã có bệnh lý liên quan đến cột sống, hoặc có chấn thương ở cột sống/khớp gối trước.

Bác sĩ Ngân khuyến cáo đạp xe, cũng như bất cứ một môn thể thao nào, nếu cảm thấy đau ngực, hụt hơi, choáng váng khi gắng sức, nên thăm khám với bác sĩ để kiểm tra loại trừ các vấn đề bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý tim mạch.

Thúc đẩy văn hóa xe đạp

Với nhiều người dân, đạp xe vừa tập thể thao, vừa hít thở không khí trong lành sáng sớm, lại còn được ngắm phố phường

Liên Hiệp Quốc ra thông điệp khuyến khích mọi người dân sử dụng xe đạp để bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó Liên Hiệp Quốc khuyến khích các nước chú trọng tới vai trò của xe đạp đối với các chính sách và chiến lược phát triển trong nước, trong khu vực và trên thế giới; tăng cường an toàn giao thông đường bộ, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bền vững với trọng tâm là người đi bộ và người đi xe đạp.

Để hướng tới các mục tiêu giảm thiểu khí thải, nâng cao chất lượng không khí, các nước cần áp dụng các chính sách và biện pháp kêu gọi và ủng hộ việc người dân sử dụng xe đạp trong cuộc sống hằng ngày và mở rộng phong trào thúc đẩy "văn hóa đạp xe".

Sống tự chủ hơn nhờ chăm sóc xương khớp đúng cách

Theo các chuyên gia, một số thống kê cho thấy sau 5 năm bị bệnh xương khớp, 60% người bệnh bị mất chức năng lao động bình thường, 16% mất chức năng đi lại.

ĐỨC THIỆN - THU HIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/giu-co-khop-khi-chay-xe-dap-ban-da-biet-cach-chua-2021122222542661.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ô nhiễm tiếng ồn ở TP.HCM đến mức báo động. Ồn ào kéo dài khiến thần kinh con người căng thẳng, kích động. Thậm chí, lúc quá khích có thế Gi*t người.
  • Thưa quý báo, Xin cho em hỏi, em bị rò hậu môn, bây giờ muốn mổ, thì đâu là bệnh viện có chuyên khoa tốt? Mong nhận được sự hướng dẫn của quý báo. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Nhân - Bình Thuận)
  • Xin chào Mangyte, Mong Mangyte tư vấn cho tôi biết có địa điểm nào tại TPHCM làm xét nghiệm HIV cho người đồng tính không? Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Bạn đọc xin giấu tên)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, tôi muốn làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Vì nhiều lí do tế nhị nên tôi có thể gửi mẫu máu khô đến cơ sở xét nghiệm được không? Nhờ Mangyte cho tôi một số địa chỉ xét nghiệm AND tại TPHCM cũng như giá cả tiến hành xét nghiệm này như thế nào? Xin cảm ơn Mangyte. (Đình Kiên – Long An),
  • Mangyte ơi, cho em hỏi ở TPHCM em nên đưa con em đi tiêm chủng ở đâu, thời gian nào có thể đi tiêm được ạ? Công việc của em rất bận nên muốn biết lịch để còn sắp xếp đưa cháu đi tiêm. Mangyte giúp em nhé, em cảm ơn!
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào Mangyte, Tôi ở quận Bình Thạnh, TPHCM muốn nhờ Mangyte tư vấn một số thông tin về dịch vụ khám bệnh tại nhà có uy tín. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và mất ngủ thường xuyên không tiện đến BV khám vì sức khoẻ yếu. Mong Mangyte giúp đỡ, xin cảm tạ. (Chu Lệ Hà - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY