trong không khí rộn ràng đón tết cổ truyền của dân tộc, những người việt nam xa xứ dù bận rộn với việc mưu sinh vẫn không quên ngày lễ lớn của đất nước.
Sang định cư ở Ý cùng chồng từ hơn mười năm nay, chị Nguyễn Trang (quê ở Hải Phòng) đã hòa nhập và quen với nếp sống của người dân nơi đây. Từ lúc còn lạ nước lạ cái, giờ anh chị cùng hai con đã định cư ở Chions, một thị trấn nhỏ ở Tây Bắc Ý, cách biên giới với Slovenia khoảng 60km.
Gia đình chị Trang tham dự buổi lễ đón năm mới cùng cộng đồng người Việt ở Ý năm 2019. |
Chồng chị Trang cũng là Việt kiều, sang Ý từ khi còn rất nhỏ. Anh chị đã có hai con. Con gái năm nay 11 tuổi tên là Isabella Lê Nguyễn (tên tiếng Việt là Trang Anh), con trai út 3 tuổi William Lê Nguyễn (tên tiếng Việt là Hiếu Anh). Hai cháu đều sinh ở Italia nhưng đều được mẹ cho học và nói tiếng Việt.
Theo chị trang, cộng đồng người việt tại ý rất ít so với các nước khác và sống rất xa nhau. mỗi năm vào các dịp lễ trong năm như tết trung thu, tết nguyên đán... hội người việt tại roma, milan và một vài thành phố lớn đều có tổ chức vào một ngày dịp cuối tuần, để cộng đồng người việt gặp gỡ giao lưu hỏi thăm nhau... những dịp này, mọi người sẽ tổ chức các buổi nấu ăn mang hương vị quê hương, mua bán thực phẩm truyền thống tết như: gói bánh chưng, nấu thịt kho, nấu canh măng, làm giò xào...
Tất nhiên là mọi thứ đều giản tiện rất nhiều, không thể đầy đủ không khí mùa lễ tết cổ truyền như ở trong nước. tuy nhiên, mọi người cũng vui vì lâu lâu mới có dịp gặp nhau trò chuyện, ăn uống, hát hò... cùng nhớ về quê hương.
Dịp Tết cổ truyền Việt Nam thường rơi vào đúng thời điểm lạnh nhất ở Ý. |
Tuy rằng rất xa, lái xe phải mất vài tiếng đồng hồ mới tới địa điểm tổ chức, nhưng đó không phải nguyên nhân chính. Có đôi khi buổi lễ rơi đúng vào lúc mọi người bận đi làm, hay có hẹn trước với gia đình khác nên không thể tham gia được.
ChịTrang chia sẻ: "Sống xa xứ lại ở cách xa như nhà Trang nhưng mỗi năm gia đình đều nhận được giấy mời tham dự buổi lễ của cộng đồng. Mặc dù, không phải năm nào chúng tôi cũng tham gia được. Cuộc sống bên này cứ như vậy, mình phải cuốn theo guồng quay của nó..."
Chị Trang mong các con mình được hưởng bầu không khí đậm chất văn hóa của quê hương dù sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. |
Tuy bận rộn mưu sinh, nhưng vào những dịp lễ cổ truyền, chị Trang cũng vẫn làm lễ tại gia đình như cúng ông Công ông Táo, cỗ tất niên, làm giỗ ông bà hay làm mâm cúng vào các ngày lễ chính trong năm.
"duy trì tín ngưỡng, tục thờ cúng ông bà là cách mà trang mong muốn truyền cảm hứng cho gia đình mình. dù sinh sống xa quê hương, tôi vẫn muốn cho các con, đều sinh ra lớn lên tại ý, hiểu và được sống trong bầu không khí đậm chất văn hoá quê hương", chị trang chia sẻ.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời của chị Trang. |
Cúng gia tiên ngày Tết cổ truyền. |
"Mỗi dịp lễ, tết trong năm, Trang đều tự tay làm những món ăn, món bánh, chay mặn dâng cúng ông bà tổ tiên nên tới giờ ông xã cũng như các con đều hiểu, mong chờ và rất hào hứng chia sẻ cùng Trang", người con gái đất Cảng nói.
Chị Trang cho hay chồng và các con chị rất mong chờ được thưởng thức những món ăn truyền thống do mẹ tự tay chuẩn bị. |
Chị trang còn khoe thành quả mâm cúng ông công ông táo chị vừa làm năm nay. khi được hỏi chị có thả cá chép và đốt vàng mã tiễn táo quân về trời hay không thì chị cười nói: "trang không thả cá. ở châu âu không phải cứ có hồ nước là mình có thể thả đồ vật hay sinh vật xuống đó. luật bảo vệ môi trường và sinh học ở đây rất nghiêm. camera công cộng gắn khắp nơi nên rất dễ bị phát hiện nếu vi phạm luật".
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm nay của chị Nguyễn Trang. |
Chị Nguyễn Trang cho hay, ở Ý không có vàng mã nhưng chị đã từng qua Đức, Séc, những nước có đông người Việt sinh sống và thấy tại những khu chợ người Việt có bán. Dù vậy, đó cũng chỉ vàng mã, tiền giấy đơn giản chứ tuyệt không có "đồ lớn" như nhà, xe hay ngựa như ở Việt Nam.
"Trang tự in hình cá chép, tự gấp cắt quần áo cho các cụ, mình quan niệm thành tâm là chính, dù ít nhưng cũng mong đầy đủ lễ nghi", chị Trang cười kể về cách tự chế vàng mã để cúng.
Dù bận đến mấy cũng vẫn tự tay trang trí nhà cửa đón Tết với cành hoa đào tự chế. |
Nguyễn trang cho hay do các con còn nhỏ, lại vướng lịch học nên gia đình chị không thể về ăn tết. đến dịp các con được nghỉ hè, anh chị mới có thể thu xếp về việt nam được.
Mong rằng những người việt xa xứ như gia đình chị trang sẽ có một cái tết nguyên đán ấm áp, bình an và hạnh phúc trong cái rét lạnh giá của thời tiết châu âu mùa này.
Chủ đề liên quan:
châu âu cổ truyền cúng ông công ông táo giá lạnh giá lạnh châu Âu hướng về quê hương tết cổ truyền tết cổ truyền việt nam truyền về Tết Việt Kiều đón tết cổ truyền việt kiều ở Ý việt nam