Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Giang: Hiệu quả chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả

MangYTe - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh – nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, có 7/19 xã thuộc 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình của tỉnh Hà Giang đã đạt tiêu chuẩn Vệ sinh toàn xã; tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh không ngừng tăng; ý thức của cộng đồng về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe được nâng cao.

Nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe và giữ gìn vệ sinh môi trường

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong khiển khai thực hiện chương trình do một số xã chưa thực sự vào cuộc; nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa, giao thông chia cắt, việc vận chuyển vật liệu không thuận lợi; đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động ít…

Tuy nhiên, với quyết tâm cao, chương trình mở rộng quy mô vệ sinh – nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tạo được nhiều dấu ấn quan trọng. năm 2018, tỉnh đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cho 19 trạm y tế xã; hỗ trợ xây mới và cải tạo 1.450 nhà tiêu hộ gia đình cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách thuộc các huyện vị xuyên, bắc quang, quang bình.

Hà Giang: Hiệu quả chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả - Ảnh 1.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện vị xuyên. ảnh: an giang.


Để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch, trung tâm kiểm soát bệnh tật (sở y tế) đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành triển khai thực hiện; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh gia đình và các điểm rửa tay bằng xà phòng tại các thôn, bản; hỗ trợ các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi; hướng dẫn tuyến huyện, xã lập hồ sơ minh chứng, kiểm đếm; hướng dẫn cán bộ xã và trạm y tế làm biên bản họp triển khai chương trình; lập kế hoạch hoạt động và hoàn thành bảng, biểu chuẩn bị công tác kiểm đếm; hướng dẫn các thôn, bản làm biên bản họp thôn.

Qua kiểm tra, giám sát tại 19 xã triển khai chương trình cho thấy, 100% thôn, bản đã vẽ bản đồ vệ sinh thôn; triển khai lấy 80 mẫu nước sinh hoạt tại các trường học và trạm y tế xã làm xét nghiệm; tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 57%.

Ông hoàng xuân hưng, trưởng khoa sức khỏe môi trường, y tế, trường học – bệnh nghề nghiệp, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: "việc triển khai hợp phần vệ sinh nông thôn thuộc chương trình mở rộng quy mô vệ sinh – nước sạch nông thôn dựa trên kết quả bước đầu mang lại hiệu quả tích cực; được người dân đồng tình ưởng ứng; nhận thức của cộng đồng về nước sạch, vệ sinh môi trường không ngừng nâng lên; từ đó giúp họ thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt; giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; góp phần đảm bảo sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống; đồng thời từng bước xoá bỏ tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số".

Thực hiện mục tiêu đến năm 2020, xây mới và sửa chữa 60 công trình cấp nước vệ sinh trạm y tế ở các xã; hỗ trợ xây dựng nhà tiêu gia đình cho 5.150 hộ; thực hiện 35 xã đạt tiêu chí "vệ sinh toàn xã"… các cấp, ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân xây dựng và cải tạo nhà tiêu hợp vệ sinh; nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Gần 86% người dân ở nông thôn Hà Giang được sử dụng nước hợp vệ sinh

Tính đến cuối tháng 9/2020, số dân nông thôn trên địa bàn tỉnh hà giang được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng thêm 9.851 người, tương đương 1,18%, nâng tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85,93%.

Hiện tại, các địa phương đang thi công 5 công trình cấp nước sinh hoạt; kiểm tra giám sát tiến độ thi công đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, ước khối lượng đạt 80% giá trị dự toán; lập hồ sơ quyết toán 18 công trình.

Tháng 7/2020, công trình cấp nước sinh hoạt thôn tát cà, nà thé cho xã tùng bá, huyện vị xuyên được đưa vào sử dụng. công trình gồm: đập đầu mối, bể lắng lọc, bể lọc áp lực, nhà trạm, bể chứa, hệ thống tuyến ống dài trên 30 km; hệ thống cấp nước tự chảy, trụ vòi và lắp đồng hồ đo nước đến từng hộ dân. tổng dự toán công trình trên 10,8 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới và vốn đối ứng của tỉnh. công trình đảm bảo cung cấp nước sạch cho gần 400 hộ dân tại các thôn tát cà, nà thé, khuôn làng, hồng tiến và 9 cơ sở trên địa bàn xã.

Toàn tỉnh hiện có 794 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 698 công trình cấp nước tự chảy, 89 hồ treo và 7 giếng khoan. các công trình được đầu tư từ nguồn vốn chương trình 134, 135, vốn chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Hà Giang: Hiệu quả chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả - Ảnh 2.

Gần 86% người dân ở nông thôn hà giang được sử dụng nước hợp vệ sinh. ảnh: biện luân.


Để tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư, ubnd tỉnh hà giang đã ban hành quyết định số 1883 ngày 18/8/2016 phê duyệt phương án giao quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn cho ubnd xã, thị trấn và trung tâm dịch vụ cấp nước và môi trường huyện quản lý.

Đến nay, 100% các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đang hoạt động đều có tổ quản lý vận hành. một số tổ quản lý công trình bước đầu hoạt động tốt; xây dựng được quy chế và thu phí. ngoài ra, một số hồ chứa nước tại 4 huyện vùng cao núi đá xây dựng được quy chế và thu phí phục vụ hoạt động quản lý, vận hành, tu sửa công trình.

Giang Luân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ha-giang-hieu-qua-chuong-trinh-mo-rong-quy-mo-ve-sinh-va-nuoc-sach-nong-thon-dua-tren-ket-qua-20201214164550016.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY