Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Hà Nội: 4 ca tay chân miệng phải nằm viện

Ngày 27/7, tại khoa Truyền nhiễm BV Nhi TƯ hiện có bốn bệnh nhi tay chân miệng phải điều trị nội trú để theo dõi biến chứng.
PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, từ đầu hè, bệnh viện chỉ tiếp nhận rải rác các ca tay chân miệng đến khám và được bác sẽ kê đơn điều trị nội trú, tái khám theo hẹn. Tuy nhiên, 4 bệnh nhi này có biểu hiện nặng hơn nên buộc phải nhập viện điều trị nội trú để có thể theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện nguy cơ biến chứng. Còn tại Hà Nội, theo thông tin từ Sở Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay các bệnh viện cũng tiếp nhận rải rác các ca mắc tay chân miệng ở 16/29 quận huyện. Đến nay, tổng số đã ghi nhận 61 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM), chưa có trường hợp Tu vong. Cụ thể, quận Quận Hai Bà Trưng, huyện Gia Lâm và huyện Từ Liêm có 9 ca mắc, tiếp đến là quận Đống Đa (6 ca), Hoàng Mai (6 ca)… Đa số ca bệnh ở thể nhẹ, chỉ điều trị thông thường tại nhà và khỏi bệnh trong vòng từ 3-5 ngày. TS An cho biết thêm, trong đợt nắng nóng này, số trẻ đến khám tại bệnh viện Nhi TƯ cũng không có sự tăng đột biến, tương tự như các đợt nắng nóng trước, trong hè này (khoảng 2.000-2.500 bệnh nhân/ngày). Theo các bác sĩ, do thời tiết quá nắng nóng, bức bối, lo con có thể lây nhiễm các bệnh lý khác nên đã mời bác sĩ về khám chữa cho con mình ngoài giờ hành chính. Nghệ An: 25 trẻ bị bệnh chân tay miệng Từ đầu tháng 4 vừa qua, tại bệnh viện Nhi Nghệ An đã có bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng đầu tiên đến khám và điều trị. Bệnh nhân xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả tỉnh như xã Hanh Lâm (huyện Thanh Chương), xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc), xã Nghi Kim (thành phố Vinh), huyện Quỳ Châu, thị xã Cửa Lò và cả từ tỉnh Hà Tĩnh ra… Tính đến ngày 26/7 đã có 25 trẻ nhỏ bị căn bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị tại khoa truyền nhiễm - BV nhi Nghệ An. Hiện chỉ còn 2 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có cháu Hoàng Công Thưởng, hơn 8 tháng tuổi, trú tại xóm 6, xã Nghi Kim, thành phố Vinh. Cháu nhập viện vào ngày 24/7 trong tình trạng sốt cao, nôn và tiêu chảy. Đến ngày 26/7, cháu đã cơ bản bình phục. BS Dương Công Hoạt - Giám đốc BV Nhi Nghệ An cho biết: “Đến nay dịch bệnh tay chân miệng tại Nghệ An vẫn chưa lây lan rộng nhưng nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, nổi bóng nước ở tay, chân, miệng thì cần đưa đi khám ngay.

BS-CK2 Nguyễn Văn Sơn - trưởng khoa truyền nhiễm BV Nhi cho biết: “So với các địa phương khác, bệnh tay chân miệng xuất hiện ở Nghệ An muộn hơn, số bệnh nhân cũng không nhiều và một điều rất đáng mừng là hiện chưa có trường hợp nào bị biến chứng. Tuy nhiên trước sự bùng phát và lây lan rộng của dịch bệnh này trên cả nước, BV Nhi Nghệ An cũng đã có nhiều biện pháp đối phó với bệnh”. Theo Hồng Hải, Nguyễn Duy, Mai Hương - Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ha-noi-4-ca-tay-chan-mieng-phai-nam-vien-9886.html)

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY