Khoa học hôm nay

Hà Nội: Cắt tỉa, chỉnh trang 348.000 cây xanh

(HNMO) - Sở Xây dựng vừa ban hành kế hoạch cắt tỉa cây xanh bảo đảm cảnh quan, mỹ quan đô thị, phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố năm 2023. Theo đó, trong năm 2023, Hà Nội dự kiến thực hiện cắt tỉa khoảng 348.000 cây xanh đô thị.

(hnmo) - sở xây dựng hà nội vừa ban hành kế hoạch cắt tỉa cây xanh bảo đảm cảnh quan, mỹ quan đô thị, phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố năm 2023. 

Việc cắt tỉa cây bóng mát kết hợp chỉnh trang đồng bộ trên các tuyến đường nhằm nâng cao thẩm mỹ, hạn chế cây gãy đổ trong mùa mưa bão.

Kế hoạch cũng nhằm chủ động kiểm tra, rà soát, cắt tỉa cây bóng mát nặng tán, cây có nguy cơ gãy đổ; đặc biệt, xử lý ngay các trường hợp cây nguy hiểm, cây sâu, mục, cây chết khô có khả năng gãy đổ đột ngột và gia cố, chằng chống, khắc phục lại các cọc bị hỏng, mục... 

Trên cơ sở rà soát thực tế, trong năm 2023, Hà Nội dự kiến thực hiện cắt tỉa khoảng 348.000 cây xanh đô thị. Trong đó, cắt tỉa chỉnh trang, vén tán, nâng cao vòm lá khoảng 278.600 cây và cắt tỉa phòng bão, làm thưa tán, thấp tán, hạ độ cao khoảng 69.400 cây. Theo phân cấp, cấp thành phố thực hiện cắt tỉa khoảng 199.500 cây; cấp huyện thực hiện khoảng 148.500 cây.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn thành phố có gần 1,165 triệu cây xanh đô thị. Cấp thành phố đang quản lý, duy trì hơn 798.390 cây trên 761 tuyến đường, 5 công viên, trong đó có 3.115 cây trong các công viên; 795.282 cây trên các tuyến đường, phố tại 12 quận, các tuyến đại lộ, quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn các huyện, tuyến đường liên tỉnh. Cấp huyện quản lý, duy trì 366.515 cây - đây là những cây bóng mát trên các tuyến đường, phố, ngõ, ngách, các tuyến đường trong các dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch; cây trong các khuôn viên đất của cơ quan (trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, khu di tích), tổ chức, cá nhân và các tuyến đường khu vực ngoài đô thị, do UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ sở hữu quản lý.

Trong năm 2022, hà nội đã thực hiện cắt tỉa cây xanh bảo đảm cảnh quan, mỹ quan đô thị và phòng bão khoảng 234.000 cây. ngoài ra, các đơn vị cũng cắt tỉa cây bóng mát phục vụ phòng, chống thiên tai, xử lý 1.928 trường hợp giải tỏa cây đổ, cành gãy. trong đó, thực hiện cắt tỉa cây bóng mát theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân là 264 cây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1063265/ha-noi-cat-tia-chinh-trang-348000-cay-xanh)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Công văn số 2186/SXD-HT về xây dựng phương án ứng phó với một số tình huống thiên tai; tăng cường kiểm tra, xử lý cắt tỉa hạ độ cao, chặt hạ cây nguy hiểm, gia cố cọc chống, cắt tỉa tán cây mới trồng và sửa chữa, thay thế một số cột chiếu sáng, cần đèn chiếu sáng công cộng có nguy cơ gẫy đổ gây mất an toàn trong mùa mưa bão năm 2020.
  • MangYTe - Cả trăm hecta đất mầu, đất bồi tươi tốt của dòng sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) bị nuốt chửng đầy thương xót. Nguyên nhân chính khiến người dân bức xúc là do tác động từ việc khai thác tận lực của các mỏ cát. Nỗi lo mất đất lại thường trực đổ lên đầu người dân nơi đây.
  • MangYTe - Đoạn đường làm dang dở rồi bỗng dừng thi công nhiều năm nay khiến các hộ dân ở xóm 4, xóm 5 (xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) khốn khổ. Họ buộc phải sống trong những căn nhà ẩm thấp, dột nát khi không được sửa chữa, xây mới vì nằm trong phạm vi quy hoạch làm đường.
  • MangYTe - Thời gian qua, người dân dưới chân dãy Lèn Bai (thôn Xuân Lộc, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) luôn phải sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ núi đá sạt lở. UBND huyện Như Thanh đã có chỉ đạo về việc nhanh chóng di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm nhưng việc này vẫn chưa được giải quyết. Đâu là nguyên do khiến các hộ dân vẫn phải “treo” tính mạng mình dưới chân núi đá có thể đổ sập bất cứ lúc nào?
  • Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến nay các đơn vị đã thực hiện cắt tỉa 30.173 cây nguy hiểm, nặng tán, có nguy cơ gãy, đổ trong mùa mưa bão.
  • Một mùa mưa bão nữa lại về, giữa những cơn mưa giá lạnh vẫn còn đâu đó tình người ấm áp. Cùng xem những bức ảnh đẹp mùa mưa bão.
  • Mưa bão, lũ lụt… khiến các nguồn nước và môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến nhiều căn bệnh bùng phát, nguy cơ trở thành dịch.
  • Bão lũ là một trong những thiên tai gây hậu quả nặng nề cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe của con người. Sau khi bão đi qua, tình trạng ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt đảo lộn và kham khổ, sự căng thẳng về tinh thần, sức đề kháng của cơ thể suy giảm... là những yếu tố cực kỳ thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển.
  • An toàn nhất là ở trong nhà khi trời mưa bão, khỏi lo thủy kích hay T*i n*n. Nhưng không phải ai, và lúc nào cũng tránh được việc ở ngoài đường khi mưa bão. Vậy hãy cùng Dân trí điểm qua một số lưu ý khi lái xe trong mùa mưa bão.
  • Chỉ cần bạn tuân thủ hướng dẫn của cán bộ địa phương, đừng quá lo lắng hay tự ý đi ra ngoài... thì sẽ vẫn có thể yên tâm khi chẳng may mắc kẹt giữa mưa bão.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY