Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội: Địa phương đầu tiên không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở

Hà Nội tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giảm nghèo, vận động người dân tích cực lao động, sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; không trông chờ ỷ lại, tự vươn lên thoát nghèo bền vững, phấn đấu cuối năm 2019, Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.

Đây là thông tin được đưa tại Hội nghị Tổng kết chương trình hỗ trợ nhà ở cho và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo; sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định của UBND thành phố Hà Nội quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn thành phố, diễn ra ngày 20/8/2019.

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khuất Văn Thành cho biết, nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía, trong giai đoạn 2016-2018, toàn thành phố đã giảm được gần 52.000 hộ nghèo, đưa tỷ lệ của Hà Nội giảm xuống còn 1,16% vào thời điểm cuối năm 2018, về đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, đến thời điểm này, Hà Nội có 5 quận là: Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Tây Hồ và Thanh Xuân không còn hộ nghèo.

Thực hiện kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, toàn thành phố có 4.166 hộ nghèo được cải thiện nhà ở trong năm 2018, đưa Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước cơ bản không còn hộ nghèo về nhà ở. Đa số hộ được hỗ trợ về nhà ở đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở. (ảnh minh họa)

Trong 3 năm, ngân sách Thành phố đã bố trí trên 6.380 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo, trong đó 2.494 tỷ đồng ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay các chương trình: giải quyết việc làm, vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ,...; hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm; các giải pháp giảm nghèo đa chiều, như hỗ trợ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí với kinh phí trên 553 tỷ đồng; miễn giảm học phí, tặng học bổng…

Trên địa bàn thành phố đã có nhiều mô hình giảm nghèo bền vững, điển hình như: Mô hình vay vốn tín dụng ưu đãi để chăn nuôi (bò, gia cầm...) ở khu vực nông thôn, mở cửa hàng tạp hóa nhỏ, cửa hàng ăn uống, sửa chữa xe máy, dịch vụ giặt là... ở khu vực nội thành; Mô hình vận động trợ giúp nuôi dưỡng hàng tháng đối với các cao tuổi, đơn thân; tặng sổ tiết kiệm cho hộ nghèo, tạo điều kiện hỗ trợ, bố trí địa điểm kinh doanh; trợ giúp mua phương tiện giải quyết việc làm cho (mua xe máy, máy khâu, máy ép nước mía….) cho thành viên thuộc hộ nghèo… của quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình; Mô hình “Chung tay hỗ trợ giảm nghèo đối với hộ có 1 nhân khẩu” (mỗi tổ chức, doanh nghiệp gắn với hỗ trợ 1 cụ thể) của quận Long Biên; Mô hình chăn nuôi bò ở 1 số huyện ngoại thành;…

Bên cạnh đó, các hoạt động chung tay vì người nghèo của Thành phố đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, qua đó tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết nhằm chung tay chăm lo để nâng cao đời sống nhân dân.

Ngoài ra, Hà Nội đã dành hơn 3.515 tỷ đồng chi trợ cấp xã hội hằng tháng; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người thuộc diện nghèo, cận nghèo; tặng quà Tết cho người nghèo, đối tượng yếu thế…

Bên cạnh Chương trình mục tiêu giảm nghèo, chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng được Thành phố thực hiện từ năm 2010. Từ năm 2010 đến nay, thành phố hỗ trợ chi phí hỏa táng 3 triệu đồng/trường hợp và hỗ trợ thêm chi phí vận chuyển 1 triệu đồng/trường hợp ở khu vực ngoại thành, 500.000 đồng/trường hợp ở khu vực ngoại thành.

Đặc biệt từ năm 2016, Thành phố đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào thanh toán kinh phí hỗ trợ hỏa táng trực tiếp cho người dân ngay khi ký hợp đồng hỏa táng. Qua đó góp phần giảm chi phí hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Tỷ lệ người dân lựa chọn hình thức hỏa táng đã tăng từ 6% trước khi thực hiện chính sách năm 2010 lên 48% năm 2016 và hiện nay là 60%. Các đã giảm bớt dịch vụ công trực tuyến trong việc khai tử cho gần 41.000 hồ sơ, tiết kiệm được gần 5 tỷ đồng.

Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo vào cuối năm nay

Thực hiện các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội để chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình nghèo, những người có hoàn cảnh là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

HĐND Thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của thành phố Hà Nội; hỗ trợ những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt không có khả năng lao động thoát nghèo như người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ mồ côi; đồng thời hỗ trợ các hộ mới thoát nghèo nhưng còn để sớm ổn định cuộc sống.

Để hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2019, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giảm nghèo. Vận động người dân tích cực lao động, sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; không trông chờ ỷ lại, tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo đồng bộ, hiệu quả; lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững.

Cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khuất Văn Thành cho biết, nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía, trong giai đoạn 2016-2018, toàn thành phố đã giảm được gần 52.000 hộ nghèo, đưa tỷ lệ của Hà Nội giảm xuống còn 1,16% vào thời điểm cuối năm 2018, về đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, đến thời điểm này, Hà Nội có 5 quận là: Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Tây Hồ và Thanh Xuân không còn hộ nghèo.

Thực hiện kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, toàn thành phố có 4.166 hộ nghèo được cải thiện nhà ở trong năm 2018, đưa Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước cơ bản không còn hộ nghèo về nhà ở. Đa số hộ được hỗ trợ về nhà ở đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Ngoài ra, Hà Nội đã dành hơn 3.515 tỷ đồng chi trợ cấp xã hội hằng tháng; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người thuộc diện nghèo, cận nghèo; tặng quà Tết cho người nghèo, đối tượng yếu thế…

Không để người nghèo nào bị ở lại phía sau trên hành trình phát triển của Thủ đô và đất nước, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND, ngày 8-7-2019, quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống.

N. Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-dia-phuong-dau-tien-khong-con-ho-ngheo-gap-kho-khan-ve-nha-o-n162353.html)

Chủ đề liên quan:

địa phương hà nội hộ nghèo

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY