Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội kêu gọi những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 thông báo với chính quyền

Liên quan đến ca bệnh thứ 17 dương tính COVID-19, Hà Nội đang tiến hành lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần, tiếp xúc với trường hợp này. Đồng thời kêu gọi người dân tự giác khai báo để tổ chức cách ly nếu tiếp xúc gần.

Về ca bệnh thứ 17 cũng là ca bệnh đầu tiên xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội, tối 6/3, TP Hà Nội đã họp khẩn thông tin về bệnh này. Theo đó, đây là một bênh nhân nữ, 26 tuổi, cư trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử dịch tễ trở về từ Ý.

Ngay sau khi nhân được thông tin về trường hợp bệnh này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cử 3 đội phản ứng nhanh phối hợp với đội đáp ứng nhanh của Trung tâm Y tế quận Ba Đình và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần tại khu vực nhà bệnh nhân đang sinh sống (125 Trúc Bạch), tại Bệnh viện Hồng Ngọc (55 Yên Ninh) - nơi bệnh nhân đến khám ban đầu; tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và hồi cứu quá trình nhập cảnh tại sân bay Nội Bài.

Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chuyển sang cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Những người tiếp xúc với những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và yêu cầu thực hiện cách ly y tế tại nơi ở theo quy định.

TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhấn mạnh: Chúng tôi kêu gọi mọi người dân cùng tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19. Điều này thể hiện ý thức trách nhiệm với mình và với cộng đồng

Cũng theo TS Cảm những ai tiếp xúc với ca bệnh hoặc có thông tin cần thông báo với chính quyền và cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp giám sát, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cần tự giác khai báo để tổ chức cách ly.

Những trường hợp còn lại cần tự theo dõi sức khỏe của mình, nếu thấy dấu hiệu bệnh cần đến ngay cơ sở y tế. Người dân không được chủ quan, lo lắng quá, không hoảng loạn dẫn đến những hệ luỵ không đáng có.

Trước khi nhập cảnh về Việt Nam, nữ bệnh nhân đã có biểu hiện ho, đau mỏi người, không rõ sốt. Tại thời điểm nhập cảnh rạng sáng ngày 2/3, do bệnh nhân lúc này không sốt, không khai báo tình trạng sức khỏe của mình nên đã được nhập cảnh.

Một chuyên gia về y tế dự phòng cho biết, nếu trường hợp ca bệnh trên khi về nước có khai báo y tế, tiền sử đi về từ Ý hoặc thông báo với chính quyền để được khám, phát hiện xử lý ngay thì sẽ giảm rất nhiều hệ luỵ.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, việc khai báo, cách ly tập trung những trường hợp đi từ vùng dịch về sẽ hạn chế sự lây lan rất nhiều, do ít tiếp xúc. Mục đích của việc cách ly là nhằm theo dõi sức khỏe, có biểu hiện bệnh sẽ được chuyển cách ly tại cơ sở y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là biện pháp vô cùng hiệu quả.

Ngay trong tối 6/3 khi có thông tin về ca dương tính, lãnh đạo TP Hà Nội đã trực tiếp xuống nhà bệnh nhân để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Trong đó, yêu cầu phường Trúc Bạch lập ngay Ban chỉ đạo đáp ứng khẩn cấp với dịch COVID-19 gồm Chủ tịch UBND phường, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và các lực lượng khác; tiến hành lập hồ sơ khoanh vùng khu vực có bệnh nhân, lập chốt tại 2 đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, chuyến bay VN0054 (chuyến bay của bệnh nhân bay về nước) Chuyến bay VN0054 có tổng cộng 201 hành khách và 4 phi công, 12 tiếp viên. Hiện Vietnam Airlines đang phối hợp để rà soát, kiểm soát. Tại nhà riêng ở Trúc Bạch, có 8 người tiếp xúc gần là bố và bác bệnh nhân, 5 người tạp vụ và 1 lái xe riêng.

Hà Nội giám sát chặt hằng ngày sức khỏe các hộ dân quanh nhà bệnh nhân nhiễm COVID-19

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, có 17 người tiếp xúc với bệnh nhân. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho. Tất cả đã được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Về xử lý môi trường, khử khuẩn, các cơ quan chức năng đã tiến hành phun khử khuẩn bằng cloramin B tại nhà bệnh nhân, khu vực nhà bệnh nhân, Bệnh viện Hồng Ngọc và nhà những người tiếp xúc gần.

Tại cuộc họp khẩn của TP Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn đêm ngày 6/3 tại UBND TP Hà Nội , Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề nghị các cơ quan chức năng và thành phố phối hợp rà soát chặt thành viên gia đình bệnh nhân, coi những người tiếp xúc gần như là bệnh nhân để xử trí phù hợp; cách ly toàn bộ khu phố nơi bệnh nhân ở.

"Phi hành đoàn chuyến bay VN0054 và những cán bộ sân bay đã tiếp xúc với bệnh nhân cũng thực hiện cách ly ngay"- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến ca bệnh này, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện: Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an tổ chức điều tra, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp bệnh (kể cả phi hành đoàn, tiếp viên và nhân viên phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài), người đi cùng với trường hợp bệnh trên chuyến bay số hiệu VN0054 ngày 02/3/2020 của VietnamAirlines, xác định danh sách người nhập cảnh trên cùng chuyến bay vào Việt Nam để tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Tổ chức cách ly tại cơ sở y tế ngay đối với các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp bệnh và lấy mẫu để xét nghiệm tất cả các đối tượng này (bao gồm các thành viên sống cùng trong gia đình bệnh nhân) gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

Tổ chức giám sát chặt chẽ hằng ngày tình hình sức khỏe của tất cả các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội cần tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nhà bệnh nhân, các hộ liền kề xung quanh; phương tiện chuyên chở bệnh nhân và các cơ quan, khu vực có liên quan khác (nếu có) theo đúng quy định tại Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh COVID-19...

Hành trình của nữ bệnh nhân Hà Nội dương tính COVID-19

Ngày 15/2, chị N. xuất cảnh tại sân bay Nội Bài sang thăm người nhà tại London, Anh và nhập cảnh vào London ngày 16/2.

Ngày 18/2 từ London sang sang Ý (vùng Lombardy) để du lịch. Đây cũng là khu vực có nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Ý, nhưng thời điểm chị N. có mặt thì dịch chưa bùng phát.
Ngày 20/2 chị quay trở lại London. Ngày 25/2 thì di chuyển từ London sang Pari, Pháp du lịch 1 ngày. Tại đây chị N. có gặp chị gái.

Đến ngày 26/ 2, bệnh nhân quay lại London.

Ngày 29/2 bệnh nhân có biểu hiện ho nhưng không đi khám.

Sang ngày 1/3, chị xuất hiện thêm triệu chứng đau mỏi người, không rõ sốt. Bệnh nhân đã quay về Việt Nam trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN0054. Máy bay hạ cách lúc 4h30, ngày 2/3. Lúc này bệnh nhân không sốt.
Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, bệnh nhân đã được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà riêng tại phố Trúc Bạch.

Trong ngày 2/3, bệnh nhân có sốt nhẹ. Đến ngày 5/3, chị sốt 38 độ, ho nhiều, có đờm, mệt mỏi, đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc ở phố Yên Ninh, Ba Đình và được chẩn đoán viêm phổi.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo dõi điều trị. Bệnh nhân nhập viện lúc 18h ngày 5/3.

Đến 21h30 ngày 6/3 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại phòng áp lực âm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/ha-noi-keu-goi-nhung-nguoi-tiep-xuc-voi-benh-nhan-covid19-thong-bao-voi-chinh-quyen-167329.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY