Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hà Nội: Nữ sinh lớp 9 thoát trầm cảm nhờ điều trị tâm lý kịp thời

(Tổ Quốc) - Nữ sinh lớp 9 có khoảng thời gian trầm cảm dài nhưng được gia đình phát hiện và đưa đi điều trị tâm lý kịp thời.

Mới đây, các bác sĩ tại viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện bạch mai đã điều trị cho một nữ bệnh nhân tên q.t.n (học sinh lớp 9, sóc sơn, hà nội) được chẩn đoán rối loạn hành vi trầm cảm có yếu tố tiền sử.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhân, nữ sinh là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị em. từ bé đến khi lớp 6 bệnh nhân học lực giỏi. tuy nhiên, năm lớp 8 và lớp 9, do dịch phải học online, kỹ năng sử dụng máy tính và tra cứu tài liệu của n không tốt mà khối lượng bài vở nhiều hơn, tốc độ giảng bài của giáo viên cũng nhanh hơn. điều này khiến cho bệnh nhân không theo kịp bài giảng của giáo viên. vì vậy, kết quả các bài thi của bệnh nhân chỉ được điểm khá.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như trước năm học lớp 7, nữ sinh vẫn có bạn bè trong lớp nhưng không có bạn thân. n luôn chủ động giúp đỡ các bạn khi cần, ngay cả khi không được yêu cầu. nhưng ngược lại, khi bệnh nhân cần thì các bạn lại từ chối và thường xuyên xa lánh, chê bai,…

Thêm nữa, N luôn không tự tin về hình thể bản thân, luôn nghĩ rằng mình béo và xấu với số cân nặng 53kg, 156cm.

Từ khi học online, sự tương tác với thầy cô và đặc biệt với các bạn ngày càng ít hơn, khiến bệnh nhân cảm thấy chán nản buồn phiền.

Mẹ N thấy kết quả học tập giảm sút nên đã nhờ cô giáo cho N đến nhà học, các bạn trong lớp biết chuyện thì đã tẩy chay N.

N có yêu đương trên mạng, đối phương học lớp 12, cả hai chưa gặp nhau bên ngoài bao giờ, nhưng bệnh nhân tốn tiền và thời gian để trò chuyện với người yêu.

Bệnh nhân có biểu hiện nặng nhất là vào cuối tháng 10, N chán nản buồn phiền hơn, hay khóc lóc, tự ti bi quan, cảm thấy chán sống, có ý tưởng muốn ch*t. Sau đó, bệnh nhân giải toả căng thẳng bằng cách dùng mảnh thủy tinh cứa vào cổ tay, vết rạch nông, có chảy ít máu. Sau khi tự làm đau bản thân, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

Gia đình đã đưa bệnh nhân đi khám tại viện nhi, được tư vấn tâm lý nhưng không thuyên giảm. cùng thời điểm này n có triệu chứng hồi hộp, run tay, khám tại viện nhi được chẩn đoán là bệnh cường giáp và được điều trị bằng thu*c.

Đến 21/2, các triệu chứng của bệnh nhân nhiều hơn, n thường xuyên cứa tay làm đau bản thân, ngủ không sâu giấc, gia đình đưa bệnh nhân ra điều trị nội trú tại bệnh viện bạch mai và được chẩn đoán rối loạn hành vi trầm cảm có yếu tố tiền sử.

Điều trị được 13 ngày, n mắc covid nên gia đình xin ra viện về cách ly và điều trị tại nhà, bệnh nhân uống thu*c theo đơn, tuy nhiên các triệu chứng không thuyên giảm nhiều. n lo lắng về việc mình mắc covid và biểu hiện hậu covid.

Triệu chứng rối loạn ngày càng nặng hơn, N thường xuyên nghe tiếng nói trong đầu sỉ nhục mình, nói mình là gánh nặng cho bố mẹ, N được đưa vào viện lần nữa và được chẩn đoán: Hội chứng trầm cảm, yếu tố tiền sử, hành vi tự hủy hoại.

N được điều trị bằng thu*c trầm cảm cùng thư giãn tập luyện, trị liệu tâm lý. đến nay tinh thần n đã ổn định và có nhiều cải thiện hơn hẳn.

Những dấu hiệu thường có ở người có hành vi tự sát

Theo BSCK2. Nguyễn Hoàng Yến (Phòng trẻ em và thanh thiếu niên, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai), các biểu hiện thường có ở người có hành vi tự sát bao gồm:

- Ngôn ngữ có lời trực tiếp: thể hiện bằng ý định từ bỏ cuộc sống hoặc cảm thấy mọi thứ đều vô vọng và mong muốn kết thúc tất cả.

- Ngôn ngữ có lời gián tiếp: có thể thể hiện qua những câu nói như không thấy bất cứ điều gì đáng sống, chúng ta có lẽ sẽ không gặp nhau nữa...

- Ngôn ngữ trực tiếp không lời: như mua trữ Thu*c, vũ khí..

- Ngôn ngữ gián tiếp không lời: viết thư tuyệt mệnh, vun vén công việc cá nhân, cho những vật gắn bó yêu quý, liên hệ các cơ sở y tế...

Nhiều thiếu niên phải cắt bỏ tinh hoàn vì không làm điều này kịp thời

Lê Liên

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nu-sinh-lop-9-thoat-tram-cam-nho-dieu-tri-tam-ly-kip-thoi-820228475852384.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY