Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội và ký ức một thời - Bài 2: Đâu rồi những vòng xe đạp chầm chậm trên đường phố?

Xe đạp thời bao cấp Hà Nội

Qua rồi thời của xe đạp

Xe máy thời kỳ đầu xuất hiện ở Hà Nội còn khá thưa thớt bởi lúc đó xe đạp đang chiếm ưu thế. Nhưng rồi những ưu điểm vượt trội của xe máy so với xe đạp về tốc độ, chở được khối lượng lớn hơn, tính cơ động, đi được quãng đường dài… đã khiến nhiều người mong muốn sử hữu xe máy. Có thể kể đến các loại xe máy xuất hiện ở Hà Nội như Babetta của Tiệp, Simson của Đức, Minsk của Nga, sau đó là những chiếc xe hãng Honda từ cũ cho đến mới của Nhật, Thái… trở thành những cái tên đáng mơ ước của biết bao người. Tuy nhiên cản trở lớn nhất cho giấc mơ này là giá thành một chiếc xe máy khá đắt đỏ. Nếu xe đạp đã là cả một gia tài của nhiều gia đình thì xe máy còn gấp nhiều lần như thế. Bởi vậy không phải ai cũng có thể dễ dàng có xe máy.

Khi xe máy trở thành phương tiện chủ yếu lưu thông trên đường thì xe đạp bị thu hẹp và trở thành kỷ niệm, thú chơi của những người "muôn năm cũ" (ảnh minh hoạ/Ngọc Thành)

Ông Phạm Văn Chiến (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, hồi xưa có những câu thơ hài hước nói về các chàng trai muốn "lấy điểm" các cô gái thay đổi từ thời xe đạp sang xe máy mà hầu như ai cũng thuộc. Ban đầu thì "Một yêu anh có Sen-kô (đồng hồ đeo tay Seiko)/ Hai yêu anh có Pơ - giô ( xe đạp Peugeot) cá vàng, nhưng sau khi có xe máy thì xe đạp thất thế và chuyển thành: "Mặt rỗ đi lơ không bằng lưng gù đi cúp".

Sau thời kỳ này dòng xe máy Trung Quốc với giá thành rẻ đã ồ ạt chiếm lĩnh thị trường. Giấc mơ sở hữu xe máy của nhiều người trong phút chốc trở thành hiện thực. Nhưng rồi những nhược điểm của dòng xe rẻ tiền đã nhanh chóng bị lộ ra khiến nhiều người quay lưng. Cùng với đời sống kinh tế ngày một khấm khá, nhiều hãng xe máy cùng xuất hiện cạnh tranh, giảm giá thành mà chất lượng cũng như độ bền đẹp vẫn được đảm bảo đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của mọi người.

Như một quy luật tự nhiên, chỉ trong một thời gian không dài, xe máy trở thành phổ biến với người Hà Nội. Đường phố Hà Nội dù vẫn còn xe đạp và cả sự xuất hiện của ô tô nhưng sự lấn lướt của xe máy khiến nhiều người thấy rõ vị thế của xe đạp đã ngày một mất đi. Những vòng xe đạp chầm chậm trên phố không còn nữa. Thành phố như hối hả hơn, nhộn nhịp hơn, ồn ào hơn khi xe máy là phương tiện chủ đạo ở Hà Nội.

Kéo theo những thay đổi

Trước kia ở hà nội có những cây cầu phân loại phương tiện giao thông. cầu thăng long có hai tầng thì tầng 1 chỉ dành riêng cho xe đạp, còn tầng 2 dành cho ô tô và xe máy. cầu long biên cũng có giai đoạn chỉ cho xe đạp lưu thông, còn xe máy, ô tô thì đi trên cầu chương dương. nhưng khi xe đạp không còn phổ biến trên đường phố hà nội thì những cây cầu này không dành riêng cho xe đạp nữa. xe máy đông đúc đã biến những cây cầu của xe đạp bị xóa sổ. thay vào đó, cầu long biên bây giờ chủ yếu là phương tiện xe máy lưu thông, xe đạp và người đi bộ chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Cầu Long Biên không còn là cây cầu dành riêng cho xe đạp

Xung quanh nhà nhà, người người đi xe máy, trong một gia đình số lượng xe máy nhiều hơn xe đạp cũng ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ của thế hệ trẻ. chuyện biết đi xe đạp với trẻ con ở thành phố không còn quan trọng nữa. chúng không bận tâm và cũng không dành thời gian tập đi xe đạp. đi xe đạp cũng chẳng còn là chuyện gì to tát đáng để kể ra và khoe với ai cả. hà nội ngày một chật chội, thời gian của cả người lớn và trẻ con ngày một eo hẹp, người lớn thì quay cuồng với công việc, trẻ con thì quay cuồng với bài tập, học thêm, học chính, học năng khiếu thì tập đi xe đạp là một hoạt động không nằm trong thời khóa biểu hay sự bận tâm nữa. không ít người cho rằng, trẻ con không đi được xe đạp thì sau này vẫn có thể đi xe máy, ô tô. quan niệm này như một lẽ đương nhiên mà chẳng mấy ai thắc mắc.

    Hà Nội và ký ức một thời - Bài 1: Xe đạp từng là niềm tự hào của nhiều gia đình thời bao cấp

Bồi hồi nhớ lại những năm tháng khan hiếm xe đạp và phải tranh thủ tập xe mọi lúc mọi nơi, chị nguyễn hồng hạnh (ba đình, hà nội) cho rằng hiện nay trẻ con, nhất là ở thành phố không biết đi xe đạp cũng là điều dễ hiểu, dễ cảm thông. tuy nhiên chị cũng mong các dịp nghỉ hè các gia đình nên cho con tập xe đạp, vì biết đâu khi con lớn sẽ có thêm tình yêu với xe đạp và nhận ra nhiều tiện ích của xe đạp.

Với sự xuất hiện của xe máy, đời sống kinh tế của nhiều gia đình đã có sự thay đổi với chiều hướng tích cực. Việc làm ăn buôn bán giữa nội thành với ngoại thành, giữa Thủ đô với các địa phương khác được thuận lợi hơn. Cả giới lao động, công sở cũng được mở rộng thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn khi quãng đường xa xôi đã không còn là trở ngại nhờ có xe máy.

Những cửa hàng sửa chữa xe đạp, những nhà máy sản xuất phụ tùng xe đạp cũng ngày một bị thu hẹp hoặc phải chuyển đổi. Để thích ứng với sự thay đổi, nhiều chủ cửa hàng sửa chữa xe đạp phải chuyển sang sửa chữa, buôn bán phụ tùng xe máy với kiến thức nhiều hơn, sâu hơn, số vốn bỏ ra cũng tăng theo. Ai không theo được thì chỉ có chuyển nghề khác để kiếm sống.

Xe máy rất đông trên đường phố Hà Nội (ảnh minh họa/ Nam Nguyễn)

Xe máy đã mang đến cho Hà Nội một bộ mặt đô thị mới với sự phát triển kinh tế, giao thông cũng như nhiều thói quen, suy nghĩ với những tiện ích, tích cực… Tuy nhiên, cùng với sự tiện ích không thể phủ nhận của xe máy mang lại thì vẫn còn đó những hệ lụy đằng sau. Đó là T*i n*n giao thông xảy ra nhiều hơn, nguy hiểm hơn so với thời kỳ xe đạp phát triển. Kéo theo đó là những gánh nặng kinh tế, nỗi đau về thể xác, tinh thần… ở một số gia đình. Bên cạnh đó là tình trạng tắc đường, ô nhiễm môi trường, khói bụi, âm thanh ngày một gia tăng trên đường phố Hà Nội khiến không ít người thấy bí bách, mệt mỏi.

Trước sự lấn át của phương tiện xe máy tham gia giao thông dẫn đến những áp lực trong cuộc sống, nhiều người mong muốn một hà nội vừa hiện đại, văn minh song vẫn giữ được nét đẹp vốn có cùng với môi trường, không khí trong lành. và đây là bài toán không hề đơn giản... nhưng có thể lại là cơ hội để thú chơi xe đạp, tình yêu với xe đạp của nhiều người hà nội có thêm lý do và động lực nối dài.

Hà Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/ha-noi-va-ky-uc-mot-thoi-bai-2-dau-roi-nhung-vong-xe-dap-cham-cham-tren-duong-pho-20211021142854802.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đam mê một thú tiêu khiển nào đó, có thể là một cách hay để giữ tâm trí tĩnh lặng, giúp bạn thoát khỏi những lo toan, bận bịu, những áp lực đang bủa vây trong cuộc sống, và thanh tẩy tâm hồn bạn. Thú tiêu khiển làm thư giãn, và giúp bạn sảng khoái tựa như thiền, vì bạn có thể buông tất cả những vướng bận.
  • ​​Nghe tin báo thằng Minh đi xe đạp đi học lại đột ngột lên cơn co giật, bị ngã xuống đường, Chị Lành (mẹ của Minh) tất tưởi đạp xe xuống chỗ đó và nhanh chóng đưa con vào nhập viện.
  • Dù trời mưa nhưng hàng nghìn người dân vẫn đổ về các điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội để chờ đến thời khắc được chiêm ngưỡng những màn pháo hoa đặc sắc kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
  • Theo một cuộc khảo sát ở Anh những người thường xuyên đi xe đạp đến nơi làm việc chiếm ưu thế so với đồng nghiệp ít vận động của họ và có đời sống T*nh d*c tốt hơn.
  • Đang dựng bên lề đường để xuống hàng, phần rơ - moóc tự chế gắn vào xe máy bất ngờ đổ nhào, trúng vào nữ sinh đi xe đạp điện khiến người này bất tỉnh.
  • Sau khi ghép gan, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, ngoài ra cũng cần chú ý tránh một số thực phẩm sau:
  • Học sinh, sinh viên thường lựa chọn xe buýt là phương tiện đi lại, tuy nhiên không ít người bị quấy rối T*nh d*c trên xe buýt mà không dám nói với ai.
  • Một phụ nữ ở Scotland đã nghĩ ra mẹo hay để tha hồ mặc váy đạp xe mà không phải ngần ngại gì.
  • Ðau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng đau quặn ở vùng bụng dưới xảy ra ở một số phụ nữ vào ngay trước hoặc trong thời gian hành kinh.
  • Cả hai vụ việc, dựng tượng đài và chặt cây xanh, dường như chẳng cần hiểu dân nghĩ gì, mong muốn gì. Mới hiểu vì sao lòng dân nổi giận
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY