Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã theo dõi những khúc sông băng ở đây vỡ dần, đây có thể coi là sự kiện kinh hoàng còn được gọi là sự kiện tạo thành băng đảo, xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng đối với sông băng đảo Pine thì sự kiện này xảy ra ngày càng nhiều hơn và khiến cho các nhà băng hà học lo ngại nguyên nhân do biến đổi khí hậu.
Các nhà băng hà học đã gióng hồi chuông báo động về sự hình thành một núi băng khổng lồ mới, được đặt tên là B-49, rất có thể là kết quả của sự tăng nhiệt độ khiến cho băng bao phủ lục địa Nam Cực bị xói mòn.
B-49 là một trong hai núi băng lớn đang trôi xa dần khỏi Nam Cực. Nó vỡ ra từ sông băng đảo Pine vào tuần trước, trong khi núi băng kia nặng hàng nghìn tỷ tấn và có tên A-68, cũng vỡ ra từ thềm băng C Larsen ở bờ biển phía đông của bán đảo Nam Cực vào năm 2017.
Không giống B-49, A-68 có thể không phải là kết quả của khí hậu ấm lên. B-49 bao phủ một diện tích rộng 103,6 km2 và nhiều núi băng khác nhỏ hơn cũng vỡ ra vào ngày 9/2/2020 thì rộng 207,2 km2.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã hoàn thành chuyến công tác thực địa theo mùa đầu tiên ở sông băng Thwaites khổng lồ. Sông băng này cách sông băng đảo Pine khoảng 322 km. Họ đang cố gắng tìm hiểu vì sao các sông băng trong vùng bị tan chảy.
Nhà băng hà học Helen Amanda Fricker ở Viện Hải dương học Trường Scripps, San Diego, Mỹ, cho biết các thềm băng ở Nam Cực đang bị mỏng đi rất nhanh. Toàn bộ Nam Cực đang biến đổi với tốc độ tăng không ngừng.
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy sông băng Thwaites và sông băng đảo Pine bắt đầu tan nhanh hơn trong những năm gần đây trong khi các khu vực mép sông là những tảng băng trôi thì tiến dần về phía đất liền. Tần suất xảy ra vỡ sông băng có liên quan đến sự tan chảy của lưỡi băng. Nguyên nhân rất có thể là do sự xâm nhập của nước ấm vào khu vực này, và nước ấm có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đang lo ngại các sông băng ở phía tây Nam Cực như hai sông băng nói trên tan ra sẽ dẫn đến phát lộ những sông băng nằm sâu trong lục địa này và thậm chí sẽ có nhiều băng tan chảy hơn nữa gây ra hiện tượng mực nước biển dâng đáng kể.
Một số mô hình khoa học gần đây dự báo riêng băng tan ở Nam Cực có thể gây ra mực nước biển dâng thêm khoảng 0,6 mét vào năm 2100.
Núi băng A-68 che phủ một diện tích hơn 5.180 km2 và gần đây đã rời khỏi biển Weddel của Nam Cực để tiến về Nam Đại Dương. Một vài tàu nghiên cứu đã cố gắng nghiên cứu đáy đại dương nguyên sơ mà núi băng này vốn che phủ hàng nghìn năm trước, nhưng băng trôi trên biển Weddel quá dày đặc khiến cho các con tàu này chưa thể đến nơi.
Trong khi có nhiều núi băng vỡ ra một cách tự nhiên ở sông băng gần bờ biển Nam Cực và trôi ra biển, những biến đổi ở phía Tây Nam Cực lại có nguyên nhân từ khí hậu ấm lên.
Các nhà khoa học nhận định, nhìn chung, tình hình vỡ thềm băng dọc theo bán đảo Nam Cực và đặc biệt là hiện tượng tất cả các nơi còn lại băng đều bị mỏng dần cho thấy rõ ràng biến đổi khí hậu đang gây ra tổn thất ghê gớm và ngày càng tăng không chỉ cho Nam Cực mà còn cả các đại dương khắp thế giới.
Chủ đề liên quan:
băng tan bảo vệ môi trường Hai núi băng Nam Cực vừa vỡ nam cực Phật giáo và môi trường thảm họa thiên nhiên xảy ra