Kinh tế xã hội hôm nay

Hàng quán từ nhỏ đến lớn chuyển sang bán online: Duy trì là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê

Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày.

Mệnh lệnh của người đứng đầu Thành phố Hà Nội được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Những ngày qua, nhiều hàng quán, tiệm cafe đã thực hiện đúng theo chỉ đạo trên. Các lực lượng chức năng cũng ra sức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành của các chủ hộ kinh doanh.

Để xoay sở, thích ứng, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm, cafe đã chuyển sang mô hình bán online, bán hàng mang về.

Ghi nhận thực tế của PV tại tuyến phố Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều chủ cơ sở kinh doanh treo biển: "Chỉ nhận bán mang về", dọn hết bàn ghế và từ chối phục vụ khách hàng tại quán.

Nhiều quán ăn đã chuyển sang mô hình bán online, hợp tác cùng các ứng dụng vận chuyển.

Một quán ăn nổi tiếng trên phố Mã Mây (Hà Nội) trước đây luôn sáng đèn 24/24 để phục vụ khách du lịch và người dân, ngày hôm nay vắng bóng thực khách. Hôm nay, quán đã cất hết bàn, ghế vào kho, để lại khoảng không gian dành cho các shipper chờ đến lượt nhận đồ.

Ông Hùng, chủ quán chia sẻ với PV: "Mình phải thích ứng ngay bằng cách chuyển sang kinh doanh online. Thực tế trước đây quán cũng đã kết hợp với nhiều đơn vị vận chuyển để thúc đẩy bán hàng. Hơn nữa, duy trì quán cũng là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê."

Quán treo thông báo: "Không tập trung đông người vì dịch Covid-19".

Chủ quán đứng ra nhắc nhở các shipper giữ khoảng cách tối thiểu để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: "Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày."

Ý thức được việc phải hạn chế tối đa tập trung đông người trong mùa dịch, ông Đức liên tục đứng ra nhắc nhở các shipper phải giữ khoảng cách, không tụ thành nhóm dễ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Câu chuyện ngắt quãng khi có hai vị khách dừng xe trước cửa quán. Vừa chỉ tay về phía tấm biển, ông Đức vừa hô: "Giờ bên chú chỉ bán mang về thôi nhé!".

Cách đó không xa, một tiệm cafe dán thông báo hướng dẫn khách hàng cách thức đặt mua online. Bên trong chỉ có một nhân viên duy nhất đảm nhận việc bán hàng.

Quán cafe dán thông báo hướng dẫn các quy trình mua hàng online.

Cửa hàng bánh mì khuyến cáo khách hàng đeo khẩu trang trong quá trình mua hàng.

Cửa hàng căng biển: "Chỉ nhận ship, mong quý khách thông cảm."

Tại tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội), cảnh tấp nập "người bán, kẻ mua" đã không còn. Các hàng quán vẫn mở cửa nhưng đã chuyển sang hình thức "bán mang về".

Phố ẩm thực Tống Duy Tân vắng vẻ, đìu hiu trong mùa dịch Covid-19

Các nhân viên dường như "rảnh rỗi" những ngày này.

Một cửa hàng treo biển "bán hàng online" cùng số điện thoại liên lạc

Không chỉ các quán ăn, cafe, mà các cửa hàng quần áo cũng lựa chọn kênh online là phương thức bán hàng duy nhất. Tại một cửa hàng chỉ duy trì hai nhân viên kinh doanh online, có nhiệm vụ "chốt đơn" và điều phối người vận chuyển.

Cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc mở hé cửa, không phục vụ khách hàng tới mua trực tiếp.

Bên trong, cửa hàng duy trì hai nhân viên có nhiệm vụ điều phối kênh bán hàng online.

Trong quá trình làm việc, cả hai nhân viên đều có ý thức đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.

Chị Hân (quản lý trưởng cửa hàng) cho biết: "Nhìn chung tình hình các đơn hàng online không thể bằng bán trực tiếp tại cửa hàng, chỉ là phần nhỏ thôi, nhưng vẫn phải duy trì để có doanh số."

Trong mùa dịch, cửa hàng có quy định các nhân viên không được tập trung đông, đồng thời phải đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/hang-quan-tu-nho-den-lon-chuyen-sang-ban-online-duy-tri-la-cach-de-anh-em-nhan-vien-co-thu-nhap-khong-phai-chiu-canh-that-nghiep-ve-que-20200328011431861.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Tôi hoảng hốt xuống phòng khách cũng không thấy anh nên liền gõ cửa phòng em chồng để hỏi. Nào ngờ, em chồng giọng ngái ngủ nói vọng ra bảo: “Anh ấy đang ngủ cùng với em. Chị về phòng ngủ tiếp đi chị”.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Nữ hành khách khuyết tật đặt vé khứ hồi và lên máy bay của Vietjet từ Hà Nội vào Đà Nẵng, nhưng khi làm thủ tục về Hà Nội thì bị từ chối.
  • Tôi yêu nhất hai người. Một là anh trai đã hy sinh tất cả vì tôi. Người còn lại chính là em. Thế nhưng anh trai tôi lại yêu em, yêu rất nhiều, nhiều như tôi vậy.
  • Chi nhánh nào đạt kế hoạch kinh doanh thì nhân viên vui vẻ khi đề cập đến thưởng Tết, ngược lại không ít người buồn rầu vì năm nay không hoàn thành chỉ tiêu.
  • Vừa qua, tôi đọc được rất nhiều thông tin trên báo chí về vấn đề nóng hổi hiện nay, đó là tình trạng nhiều cử nhân đại học thất nghiệp (174.000 sinh viên đã tốt nghiệp chưa tìm được việc làm).
  • Lãi suất cao gấp đôi, gấp ba so với ngân hàng; dễ dàng tham gia và thoải mái lựa chọn số tiền đóng, nhiều dân công sở đang bị cuốn vào trào lưu chơi hụi trên mạng.
  • (Mangyte) – “Mấy ngày hôm nay mình chỉ nghĩ ch*t đi cho quên hết hỉ nộ ái ố của trần gian, cho không lo lắng buồn phiền nữa…”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY