Kinh tế xã hội hôm nay

Hàng trăm hộ dân sống giữa sông Thu Bồn mong lắm một cây cầu

Theo TMỗi mùa lũ về, hàng trăm hộ dân sống giữa sông Thu Bồn thuộc thôn Lệ Bắc (xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) lại bị cô lập. Mấy chục năm nay, người dân nơi đây mong mỏi một cây cầu…

Con đường bê tông duy nhất dẫn vào thôn Lệ Bắc nối từ đường ĐT610 với thôn cứ mỗi lần lũ về báo động 1 là bị nhấn chìm, cả thôn lại bị cô lập, người dân có việc ra vào chỉ có thể đi bằng ghe; công nhân, học sinh cũng đành phải nghỉ làm, nghỉ học…

Chiếc ghe mỏng manh chở người dân thôn Lệ Bắc qua sông giữa lúc nước dâng cao, chảy xiết

Giữa những ngày nước lũ mênh mông chia cắt thôn Lệ Bắc vừa qua, ông Hồ Xuân Tám - Trưởng thôn Lệ Bắc - dẫn chúng tôi đến bên mép sông chảy xiết chia sẻ câu chuyện người dân ở thôn bao đời nay cứ đến mùa mưa lũ lại bị chia cắt, cô lập.

Lũ về, con đường bê tông lại chìm dưới dòng nước chảy xiết. Ông Tám cho biết, bình thường con đường bê tông này người dân trong thôn vẫn đi lại bình thường, nhưng lũ về, con đường bị nước nhấn chìm.

Những lúc lũ dâng, hàng trăm công nhân, người dân và học sinh thôn Lệ Bắc buộc phải di chuyển bằng ghe; rất không an toàn

"Con đường dẫn vào thôn mùa mưa lũ bị chìm xuống dòng nước, bà con chúng tôi bị cô lập, công nhân, học sinh đều phải ở nhà. Hoa màu thu hoạch cũng không thể mang ra ngoài tiêu thụ được, người dân chúng tôi mong lắm một cây cầu", ông Tám chia sẻ.

Đặc biệt năm nay, nhiều cơn lũ lớn xuất hiện nên người dân thôn Lệ Bắc cũng bị cô lập nhiều ngày. Lũ lớn, nước chảy xiết nên không ai dám ra vào thôn, dù đã có ghe phục vụ nhưng không an toàn.

Nỗi vất vả của người dân chờ ghe qua sông mùa nước lũ

"Nhiều lúc dù lũ nhỏ nhưng dòng nước chảy rất xiết nên việc sử dụng ghe đi lại cũng rất nguy hiểm. Đặc biệt là những em học sinh đi học ngoài trung tâm xã buộc phải đi qua đoạn đường nguy hiểm này. Còn đối với người dân thôn Lệ Bắc, mỗi năm người dân ở đây tốn nhiều tiền để đi đò", ông Tám nói.

Không có đường, mỗi lần lũ về là người dân của thôn ngay ngáy lo sợ. Sợ đuối nước, sợ bị cô lập nhiều ngày. Theo lãnh đạo xã Duy Châu, từ trước đến nay đã có hơn 10 người ở thôn Lệ Bắc bị đuối nước khi di chuyển qua đoạn đường nguy hiểm này; chưa kể nhiều người bị thương, trôi xe máy, mất tài sản…

Trong những lần lũ về vừa qua, chúng tôi đã nhiều lần ghé ngang để chứng kiến việc đi lại của người dân khó khăn như thế nào. Lũ báo động 1 thì có thể đi lại bằng chiếc ghe nhỏ, còn báo động 2 trở lên thì bà con đành chịu cảnh cô lập vì có đi ghe cũng không an toàn.

Chị trần thị thu, là công nhân sống thôn lệ bắc chia sẻ: "mỗi năm cứ nước sông dâng lên báo động 1 thì thôn cô lập. người dân chúng tôi mong nhà nước sớm hỗ trợ xây dựng một cây cầu băng qua con lạch này giúp nhân dân chúng tôi đi lại, học sinh đi học an toàn và chủ động trong việc sơ tán khẩn khi dự báo có lũ lớn, phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra".

Nhiều lúc hàng chục người phải chen chúc trên chiếc ghe nhỏ để về nhà

Trước mong muốn của người dân thôn Lệ Bắc, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị để được cấp trên quan tâm, hỗ trợ để người dân có cầu đi lại. Trước mắt hiện nay, cứ đến mùa nước lũ, xã đã bố trí lực lượng trực dùng ghe đưa công nhân đi làm, đưa học sinh đến trường an toàn.

Trao đổi với phóng viên, ông lê văn hưng - phó chủ tịch xã duy châu cho biết, người dân và địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để sớm có được cây cầu phục vụ việc đi lại của bà con, nhất là vào mùa mưa lũ. tuy nhiên đến nay vẫn chưa có "động tĩnh" gì.

Theo ông Hưng, việc đưa đò cho công nhân, học sinh qua lại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất cập. Xã chỉ tổ chức đưa đò từ 6h sáng đến 6h tối, ngoài khung giờ đó rất khó gọi đò.

Nhiều người chọn cách lội khi đoạn đường ngập ít.

Trao đổi với phóng viên, ông nguyễn thế đức - phó chủ tịch huyện duy xuyên - cho biết, thôn lệ bắc gồm 485 hộ với 1.317 nhân khẩu, trong đó có gần 100 công nhân và khoảng 300 học sinh sống như "ốc đảo" giữa sông thu bồn nên mỗi lần mưa lũ về thì thôn bị cô lập và không đi lại được.

"do địa hình thấp nên thời gian qua cũng đã có 16 người bị T*i n*n, đuối nước nên nhân dân thôn lệ bắc mong muốn có một cây cầu trong mùa mưa, đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. về quy mô, dự kiến chiều dài cầu khoảng 300m chưa tính đường dẫn vào cầu và kết cấu phải bền vững, tổng kinh phí dự kiến khoảng 40 tỷ đồng", ông đức cho hay.

Tuy nhiên hiện nay, theo ông đức, điều kiện ngân sách của huyện còn khó khăn, do vậy ông đề nghị trung ương, tỉnh, huyện và người dân để cây cầu bắc qua thôn lệ bắc sớm được thực hiện trong tương lai gần.

Cũng theo ông đức, huyện đã xúc tiến hồ sơ và tỉnh quảng nam cũng rất là quan tâm đến việc xây cầu cho người dân thôn lệ bắc và đã đề nghị huyện làm tờ trình, khái toán kinh phí. ông đức hy vọng trong năm 2021, 6 tháng đầu năm nếu có chủ trương của tỉnh thì huyện sẽ xúc tiến xong công tác chuẩn bị đầu tư và trong cuối năm sẽ chuẩn bị triển khai đầu tư, dự kiến hoàn thành vào quý i/2022.

Trao đổi với phóng viên, đại diện ban qlda đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh quảng nam cho biết, tháng 8/2020, tỉnh cũng đã có văn bản gửi tổng cục đường bộ việt nam, ban quản lý dự án 4 về việc điều chỉnh, bổ sung danh sách cầu trong chương trình xây dựng cầu dân sinh tỉnh quảng nam.

Theo văn bản này, ngoài 34 cầu dân sinh thuộc hợp phần cầu - dự án lramp tỉnh quảng nam đã được đầu tư hoàn thành, hiện nay trên địa bàn tỉnh quảng nam rất cần thiết đầu tư xây dựng cầu lệ bắc để đảm bảo an toàn cho người dân của thôn thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa.

"trường hợp không thể bố trí được kinh phí bổ sung để đầu tư xây dựng cầu lệ bắc, đề nghị ban quản lý dự án 4 phối hợp với ban qlda đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh quảng nam khảo sát, lựa chọn cầu trong danh mục các cầu sẽ được đầu tư khi cân đối được nguồn vốn", văn bản của tỉnh quảng nam nêu rõ.

Theo Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/hang-tram-ho-dan-song-giua-song-thu-bon-mong-lam-mot-cay-cau-588934.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY