Tâm linh hôm nay

Hạnh nhẫn nhục

Nhẫn nhục là một phương pháp tu tập rất cần thiết của người Phật tử. Chúng ta dù đứng trước hoàn cảnh thuận hay nghịch, khen hay chê, thành công hay thất bại tâm trí vẫn nên bình tĩnh, không bi quan, không lạc quan trước hoàn cảnh.

 >>Những câu chuyện về Đức Phật hay nên đọc

Ngài Phú Lâu Na thưa Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con đã được nhờ Thế Tôn giáo hóa. Nay con muốn qua xứ Du Lô Na, phía Tây để hóa độ mọi người bên ấy”.

Phật hỏi: “Người dân xứ kia tính tình hung ác, dữ tợn, tệ bạo mà hay mắng chửi. Nếu ngươi bị họ làm dữ và mắng chửi, hủy nhục thì ngươi làm sao?”.

Thưa: “Nếu đối với trước mặt con mà họ tệ bạo như thế thì con tự nghĩ: họ còn hiền lành và có trí khôn, tuy làm dữ như thế mà chẳng cầm đá đánh đập”.

Phật hỏi: “Họ làm thế ngươi còn nhẫn được, chớ phỏng họ dùng đá đánh đập ngươi thì ngươi nghĩ sao?”.

Thưa: “Nếu họ làm vậy con lại nghĩ rằng họ còn chút hiền lành và có trí khôn nên chẳng dùng dao gậy”.

Phật hỏi: “Nếu họ dùng tới dao gậy ngươi làm cách nào?”.

Thưa: “Nếu họ làm vậy con tự nghĩ rằng họ vẫn còn hiền lành và có trí khôn. Tuy là đánh chém mà chẳng giết ch*t”.

Phật hỏi nữa: “Phỏng như họ giết ch*t ngươi, bấy giờ ngươi sẽ tính cách nào?”.

Ngài Phú Lâu Na lại thưa đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Quả thật nếu họ giết ch*t con, con lại nghĩ rằng họ cũng còn hiền lành và có trí khôn với tấm thân hủ bại này, họ làm chút phương tiện khiến con liền được giải thoát”.

Bài liên quan

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Phật khen ngợi: “Hay thay Phú Lâu Na! Ngươi đã học được pháp nhẫn nhục. Ngươi nay đã đủ sức qua ở bên xứ Du Lô Na mà giáo hóa nhơn gian. Ngươi nên đi ngay, qua bên ấy ngươi sẽ độ cho những kẻ chưa được độ, an ẩn những kẻ chưa được an ẩn, và những kẻ chưa được Niết bàn thì ngươi hãy độ cho họ được Niết bàn .

Lời bàn:

Bài liên quan

Tư tưởng từ bi, nhẫn nhục và sự hòa thuận trong gia đình

Nhẫn nhục là một phương pháp tu tập rất cần thiết của người Phật tử. Chúng ta dù đứng trước hoàn cảnh thuận hay nghịch, khen hay chê, thành công hay thất bại tâm trí vẫn nên bình tĩnh, không bi quan, không lạc quan trước hoàn cảnh. Đó là phép thực tập chánh niệm để chúng ta đoạn trừ phiền não. Trong cuộc sống đời thường, thực tập hạnh nhẫn nhục sẽ giúp chúng ta tẩy trừ được những nóng giận, tránh được những điều càn dở thiếu suy nghĩ. Nhờ vậy mà tâm trí ta được bình tĩnh, sáng suốt trước những hoàn cảnh đổi thay, trái ngược.

Thực hành hạnh nhẫn nhục tức là chúng ta tập nhìn theo một cái nhìn trí tuệ, không biên kiến, không chấp mắc vào cái được và không được, thuộc về mình hay của người. Ta có thể nhìn nhận và cảm thông cho mọi người, khởi lòng từ bi đối với mọi nghịch cảnh mà chúng sinh đang hứng chịu, để rồi ta có thể lấy khổ của người làm cái khổ riêng mình và lấy cái vui của người làm cái vui của mình. Có như thế, ta mới không gây đau khổ cho ai, thương yêu và bình đẳng với tất cả mọi người. Nếu thực hành hạnh nhẫn nhục một cách tinh cần thì ta sẽ chế ngự được những phiền não bộc phát từ trong tâm ý mình.

Nhờ tu theo hạnh nhẫn nhục, ta sẽ không còn bị năm món tài, sắc, danh, thực, thùy của thế gian chi phối. Ta luôn luôn sống trong sự an lạc và tỉnh thức trong những việc thường ngày. Đó chính là lợi ích thiết thực của việc tu tập nhẫn nhục.

Thích Nhuận Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/hanh-nhan-nhuc-d37288.html)

Tin cùng nội dung

  • Yếu thế, linh cẩu chấp nhận mất mặt trong cuộc đối đầu đàn chó hoang này.
  • Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi ch*t tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi ch*t, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, thiên giới. Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.
  • Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời thăm viếng tất cả Tăng Ni và Phật tử. Đối với các Phật tử lớn tuổi, đi chùa học đạo nhiều năm, giờ có dịp gặp lại thăm viếng nhau, tôi chúc mừng quí vị vẫn còn có mặt trên thế gian, đến chùa học đạo, thật là quí báu.
  • Lòng kham nhẫn trong các Phật sự hay trong sự dấn thân phải bắt nguồn từ nhận thức sáng suốt, tất cả những điều chướng tai, gai mắt diễn ra xung quanh đều có những nguyên nhân sâu xa của nó, không lẽ nào là vô cớ, ngẫu nhiên.
  • Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi ch*t tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi ch*t, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, thiên giới. Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.
  • Là đệ tử Phật, phải nhẫn nhục, tâm không chứa sân hận, phải từ bi thương xót chúng sanh. “Con hãy học ở đất - Sự nhẫn nhục, khiêm nhường. Đất lặng lẽ chấp nhận, cái xấu xa, tầm thường. Thế gian không gì sánh bằng người có sức nhẫn mạnh mẽ, cõi trời cõi người, mạnh đến đâu cũng không hơn nhẫn nại.
  • Ngài Phú Lâu Na sinh ra trong một gia đình thuộc hạng giàu có tiếng ở Ấn Độ và rất được cha mẹ thương yêu. Khi trưởng thành, Ngài nhận ra rằng ái ân, tài bảo của thế gian cũng phải đến lúc biệt ly tan rã. Mà điều quan trọng nhất là cầu cho mình được một chân lý tối thượng của cuộc sống.
  • Ðức Phật với thiên nhĩ thông, từ xa nghe tiếng đứa bé niệm danh hiệu của Ngài cầu cứu, bèn lập tức dùng thần thông đến chỗ đồng hoang, phóng ánh sáng hào quang màu trắng để bảo vệ đứa bé. Quỷ vương thấy đức Phật quang lâm nhưng không hề cảm thấy sợ hãi.
  • Hoằng pháp là một công tác vô cùng khó khăn, vì nó đòi hỏi người thực hiện công tác phải có đầy đủ cả hai yếu tố quan thiết, là “khế lý” và “khế cơ” và cả những đức tính đặc biệt khác nữa, cho nên Tôn giả Phú Lâu Na đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp đứng vào bậc nhất.
  • Hãy cảnh giác trước tất cả những lòng tốt đột xuất của người khác, nếu phát hiện mình bị lừa thì nhất định phải chấm dứt kết giao với họ. Bởi vì kiểu thiệt này khả năng sẽ khiến bạn đối mặt với những tổn thất vô cùng lớn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY