Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hẹ, vị Thuốc bổ thận ích tinh

Theo Đông y, cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Có công dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu
Hạt hẹ còn gọi cửu tử. Theo Đông y, cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Có công dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), huyết trắng đái hạ.

Lá hẹ còn gọi cửu thái. Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn, vào kinh can, vị, thận, có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc, nôn, nôn ra máu, tiểu ra máu, trĩ xuất huyết, đái tháo đường, hen dị ứng, liệt dương di tinh. Liều dùng: cửu tử 5 - 10g; cửu thái: 30 - 100g bằng cách vắt ép lấy nước, xào nấu. Sau đây là một số món ăn Thuốc từ hẹ bổ thận tráng dương:

Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.

Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 200g, tằm đực khô 1.000g, dâm dương hoắc 600g, câu kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g, sơn thù 300g, mật ong 4 lít, rượu 40độ 20 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Tăng cường hoạt động Sinh d*c.

Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 100g, gạo lứt 200g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.

Cháo hẹ, thỏ ty tử: thỏ ty tử 30g, hạt hẹ 30g, gạo tẻ 100g. Thỏ ty tử, hạt hẹ sắc hãm lấy nước, bỏ bã, gạo nấu cháo với nước sắc dược liệu. Khi cháo được, thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng liệt dương di tinh.

Rau hẹ hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho bệnh nhân đau lưng liệt dương.

Cháo hẹ: rau hẹ 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được, cho rau hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.

Nước ép hẹ gừng tươi, sữa bò.

Ngoài ra, hẹ còn là vị Thuốc tốt trị các chứng:

Nôn do trào ngược thực quản: nước ép lá hẹ 60g, sữa bò 200ml, nước ép gừng tươi 10 - 20ml. Trộn đều, hâm nóng cho uống.

Hen dị ứng: bún (hoặc mì) 150 - 200g, lá hẹ tươi 60 -100g, có thể thêm thịt nạc hoặc tôm nõn 50g, gừng tươi. Xào với dầu thực vật, ăn nóng.

Kiêng kỵ: người sốt nóng, viêm nhiễm, lở ngứa, đau mắt đỏ không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/he-vi-thuoc-bo-than-ich-tinh-n121950.html)
Từ khóa: hebo thanich tinh

Chủ đề liên quan:

bo than bổ thận ich tinh vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY