Bạn nên biết hôm nay

Ho kéo dài có nên uống kháng sinh?

Ba tuần sau khi khỏi Covid-19, tôi vẫn còn các triệu chứng ho dai dẳng, ho nhiều về đêm. Tôi có nên uống kháng sinh, thưa bác sĩ? (Hằng, 29 tuổi, Vĩnh Phúc).

Trả lời:

Trong thời gian mắc covid-19, virus gây tổn thương các tế bào lớp niêm mạc đường hô hấp, để lại sẹo. sau khỏi bệnh, tổn thương này vẫn dễ kích thích, gây ra những cơn ho. bên cạnh đó, một số người sau mắc covid-19 bị viêm họng, trào ngược dịch dạ dày, hậu quả của việc dùng thu*c trước đó... cũng có thể gây ho.

Nhiều người ho kéo dài, lo lắng bệnh trở nặng nên tự ý uống kháng sinh điều trị, là hoàn toàn sai lầm. Trước hết, Thu*c kháng sinh không có tác dụng với virus. Lạm dụng kháng sinh sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do virus tấn công. Ngoài ra, dùng không đúng sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn Thu*c, lần sau nếu nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng. Một số kháng sinh tác dụng phụ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em dưới 12 tuổi.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng mật ong, siro thảo dược giảm ho.

Với triệu chứng ho khan, có thể lúc này cơ thể vẫn còn virus, nhiễm virus đường hô hấp khác hoặc ho do dị ứng, khói Thu*c, hóa chất... Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế, Thu*c chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (theralene hoặc benadryl hay các loại có thành phần tương tự).

Bệnh nhân lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều... có thể làm tăng tiết acid dạ dày, rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Trường hợp này cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, Thu*c an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

Triệu chứng ho có đờm có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải được bác sĩ khám và chỉ định dùng kháng sinh, Thu*c long đờm (thường dùng loại ambroxol), bạn không nên tự ý dùng. Ho có đờm có thể do các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... Bạn cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để.

Bác sĩ Nguyễn Huy HoàngTrung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ho-keo-dai-co-nen-uong-khang-sinh-4439540.html)

Tin cùng nội dung

  • Chị Hòa bị ho rũ rượi từ nhiều tháng nay, ho từng cơn nhiều về ban đêm. Chị đã đi khám họng nhiều lần, ngậm chanh muối rồi uống nhiều loại Thuốc chữa ho mà vẫn không hết.
  • Viêm khớp là chứng bệnh hay gặp ở nhóm người trung cao tuổi. Khi bị viêm khớp, người bệnh buộc phải dùng Thuốc chữa bệnh.
  • Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun sán. Thông thường, giun sán thường ký sinh ở đường ruột, nhưng không ít trường hợp giun sán có thể ký sinh ở những bộ phận khác trong cơ thể như phổi, gan, não, cơ...
  • Ho là phản xạ tự vệ của họng mỗi khi có các vật chất lạ xâm nhập vào vùng này gây kích thích và phản ứng tự vệ của họng xảy ra nhằm đáp trả để loại bỏ trong lòng đường thở ra ngoài, làm sạch,
  • Từ xa xưa, ông bà ta đã có những “bí kíp” chữa các loại bệnh thông thường… không giống ai, nhưng lại rất hay và hiệu quả.
  • Ngoài vai trò là gia vị quen thuộc trong các món ăn, hành còn là phương Thu*c tại gia với nhiều tác dụng bất ngờ như hạ sốt, giảm sưng, trị vết côn trùng đốt.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho cũng là một triệu chứng biểu hiện khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm do các nguyên nhân khác nhau.
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY