Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Ho ra máu, không thể xem thường

Ho ra máu là tình trạng người bệnh khạc ra đờm có dính máu khi gắng sức ho.

Ho ra đờm có máu tươi là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh ung thư vòm cuống họng gây ra. Lượng máu thoát ra ngoài cùng với đờm ban đầu sẽ rất ít, có màu hồng nhẹ hoặc hơi phớt cam một chút nên khá khó để phát hiện ngay nếu không quan sát cẩn thận.

Bệnh nhân N.T.N. 75 tuổi nhập viện và điều trị tại một bệnh viện huyện gần nhà. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và lao phổi 15 năm. Bệnh nhân N. đột ngột tươi lượng nhiều. Trong quá trình điều trị, phát hiện thêm bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp thành trước ST chênh lên ngày thứ 2. Mới đây, bệnh nhân tái phát lượng nhiều, các bác sĩ tim mạch can thiệp tại bệnh viện nhận định đây là một trường hợp có chỉ định can thiệp nút tắc động mạch phế quản nên được chuyển viện.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân được hội chẩn gồm nhiều chuyên khoa. Các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp nặng, rất nguy hiểm. Kết quả hội chẩn thống nhất là chỉ định điều trị cho bệnh nhân để cầm máu cấp cứu, do trước, có thể nguy cơ Tu vong do mất máu cấp và suy hô hấp cấp. Hơn nữa, bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên ngày thứ 2. Êkíp can thiệp do các bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành can thiệp cho bệnh nhân. Sau khi can thiệp, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không thêm.

Nút động mạch phế quản cho một bệnh nhân ho ra máu lượng nhiều.

Nơi chảy máu hay gặp nhất là đường hô hấp, ở khí phế quản, nơi thường bị tổn thương do viêm (viêm phế quản cấp tính hay mạn tính, giãn phế quản) hoặc bởi khối u như ung thư biểu mô phế quản, ung thư biểu mô di căn trong phế quản, hay khối u loại khác. Máu bắt nguồn từ nhu mô phổi có thể do nhiễm khuẩn gây viêm phổi, áp-xe phổi, lao hoặc do bệnh đông máu, bệnh tự miễn. Các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ mạch phổi là bệnh nghẽn mạch phổi và các bệnh gây tăng áp suất tĩnh mạch và mao mạch phổi như hẹp van hai lá suy tâm thất trái.

Những công trình nghiên cứu gần đây nhất cho thấy hai bệnh viêm phế quản và ung thư biểu mô phế quản là các nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ra máu. Đặc biệt cần chú ý là các bệnh lao và giãn phế quản tuy có tần suất thấp ho ra máu, nhưng là nguyên nhân gây ồ ạt, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Ngoài ra có một số lớn bệnh nhân không tìm thấy bệnh căn, gọi là tự phát hoặc nguồn gốc ẩn và nguồn gốc chảy máu thật có thể là bệnh nhẹ ở đường hô hấp hoặc nhu mô phổi.

Trước một bệnh nhân ho ra máu, thầy Thu*c khám phổi có thể thấy tiếng cọ màng phổi (trong nghẽn mạch phổi), tiếng rắc khu trú hoặc lan tỏa trong chảy máu nhu mô, bằng chứng tắc nghẽn đường thông khí (viêm phế quản mạn tính) hoặc ran ngáy rõ rệt kèm theo có hay không có khò khè là dấu hiệu của giãn phế quản. Nghe tim có thể thấy hẹp van 2 lá hoặc suy tim. Khám da có thể phát hiện sarcom Kaposi, dị dạng động tĩnh mạch của bệnh Osler- Rendu- Weber hoặc tổn thương của bệnh lupus ban đỏ.

Chụp Xquang ngực có thể thấy các dấu hiệu giãn phế quản hoặc bệnh nhu mô phổi khu trú hay lan toả. Với kỹ thuật soi phế quản bằng sợi quang học đặc biệt có ích để định vị nơi chảy máu và để nhìn thấy tổn thương trong phế quản. Đối với bệnh nhân nghi ngờ bị giãn phế quản, hiện nay phương thức tốt nhất là chụp cắt lớp để xác định tổn thương.

Việc điều trị phải căn cứ vào tốc độ chảy máu và mức độ tác động đến sự trao đổi khí để quyết định cách xử lý. Nếu chỉ chảy máu hạn chế ở mức đờm có vết máu hay lượng máu ít, sự trao đổi khí thường không bị ảnh hưởng, khi đó sự ưu tiên cao nhất là duy trì hô hấp đúng mức, ngăn ngừa máu phun ra các vùng phổi lành và tránh nghẹt thở. Cho bệnh nhân nằm nghỉ và dùng Thu*c giảm ho để giảm chảy máu. Trường hợp biết được nguồn gốc xuất huyết và hạn chế ở một phổi thì nên đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp để máu không bị hít vào bên phổi lành.

Trường hợp nặng, máu chảy ồ ạt, vì cần kiểm soát đường thông khí và duy trì sự trao đổi khí đúng mức nên cần phải đặt ống thông trong khí quản và thông khí cơ học. Ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu sang bên phổi lành đối với bên xuất huyết cần phải tách riêng hai nhánh chính phế quản phải và trái với nhau bằng cách đặt ống thông chọn lọc vào phổi không chảy máu nhờ hướng dẫn bằng soi phế quản hoặc bằng cách dùng ống trong khí quản hai lòng được thiết kế đặc biệt. Có thể dùng phương pháp đặt ống thông túi qua ống soi phế quản và làm phồng túi ống thông để bít phế quản dẫn đến vị trí chảy máu để ngăn ngừa hít máu vào các vùng phổi lành và chèn ép vị trí chảy máu và làm ngừng chảy máu.

Ở những cơ sở y tế có điều kiện có thể kiểm soát chảy máu bằng các phương pháp: dùng ánh sáng laze, dùng dao đốt điện, liệu pháp nghẽn mạch và phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị bệnh.

ThS. Thanh Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ho-ra-mau-khong-the-xem-thuong-n162360.html)

Chủ đề liên quan:

ho ra máu ho ra máu tươi

Tin cùng nội dung

  • Ho là một phản xạ gặp ở nhiều bệnh khác nhau nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ cơ thể.
  • Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
  • Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm Thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ
  • Ở Trung quốc, dùng chữa phổi kết hạch ho ra máu; còn dùng chữa bế kinh và kinh nguyệt không đều
  • Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
  • Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng phổi tạng
  • Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng
  • Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh,
  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY