Hô hấp hôm nay

Ho và hắt xì đúng cách

Trong nhiều khuyến cáo phòng bệnh về hô hấp, đặc biệt là trong cơn dịch MERS đang đe dọa thế giới hiện nay, có hai chi tiết chúng ta nên lưu ý và tìm hiểu thêm.

Điều này nói ra thật khó tin nhưng một số lớn người trưởng thành đang có những hành vi sai lầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và đang góp phần làm các căn bệnh lây lan.

1. Cách thức phổ biến mà các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp lây truyền là theo hai con đường:

- Trực tiếp: Qua những giọt nước li ti bắn ra khi ho hay hắt xì. Trung bình mỗi lần hắt xì, ta bắn ra 2.000-5.000 giọt li ti… chứa đầy mầm bệnh. Cho dù các số liệu có chút khuếch đại (vận tốc giọt bắn lên đến 100mph) hay dè dặt hơn chỉ khoảng 35 mph thì đại khái cũng bay được khoảng hàng chục mét mỗi giây. Hình tượng một chút, nếu ta đang ở trong vùng nguy hiểm (theo định nghĩa của CDC là 2m/6 feet) và đối mặt với một cú bất chợt… nói chung là không thể tránh nổi.

Do đó giải pháp hợp lý là bịt lại, bịt ngay bằng khăn.

- Gián tiếp: Nếu không may một ai đó bị ho hay hắt xì, lỡ không mang theo khăn tay và càng không may là lại đang bị bệnh… thì rủi ro khi bàn tay đang dính đầy vi khuẩn nguy hiểm. Nếu bàn tay này chạm vào chốt cửa, tay cầm điện thoại, công tắc quạt, nút máy fax… các vật dụng thông thường trong công sở, thì nạn nhân kế tiếp sử dụng các vật dụng đó sẽ có khả năng rước con vi khuẩn đó vào người. Đặc biệt nguy cơ cao nếu đối tượng có những thói quen xấu như chặm nước bọt, dụi mắt hay ngoái mũi….

Hai con đường lây này tuy hai mà một, tuy một mà hai vì chúng có chung điểm xuất phát và kết thúc. Việc dùng khăn sẽ phần nào giảm thiểu nguy cơ lan truyền giữa các cá thể trong nhóm.

2. Các sai lầm thường gặp

a. Dùng khăn vải không phải là một biện pháp thật tốt. Lý do là những ai có thói quen dùng khăn vải, đương nhiên sẽ dùng lại. Chỉ cần qua vài lần, chiếc khăn tự động trở thành ổ vi khuẩn thứ thiệt không cần giấy chứng nhận.

Kế đến, việc dùng bàn tay móc ra, nhét vào là biện pháp hữu hiệu để biến bàn tay mình thành ổ lây nhiễm kế tiếp. Việc che mũi miệng bằng khăn có vẻ sạch nhưng sau đó nếu quên rửa tay mà dùng bàn tay dơ để sờ mó các thứ… nói chung chẳng giúp phòng ngừa được gì.

b. Không có khăn thì dùng hai bàn tay che lại. Trước hết, đây thật sự là một động tác rất “duyên dáng” mà phái nữ thường dùng trên kịch, phim. Đáng tiếc, việc dùng bàn tay mình làm lá chắn nhưng sau đó không rửa hay sát khuẩn ngay thì cũng gián tiếp biến bàn tay này thành thanh gươm, chuẩn bị xỉa cho người khác một nhát. Đôi khi không phải là không có khăn nhưng cái nhảy ra quá đột ngột nên ta chỉ có đủ thời gian để “bụm nó lại” nếu không muốn để văng tung tóe khắp nơi. Nói chung cũng là ý định tốt.

c. Một số người xui xẻo bị ho hay không ngừng và đành phải cầu đến sự giúp đỡ của cái khẩu trang. Điều đáng nói, họ quên là hai mặt khẩu trang không dùng lẫn với nhau được và việc đeo lên đeo xuống lẫn lộn mặt trước, mặt sau sẽ làm mất đi tác dụng bảo vệ.

3. Điều nên làm

a. Nếu cảm thấy có nguy cơ ho hay thường xuyên, đừng dùng khăn vải mà nên đặt hộp khăn giấy kế bên mình. Sau khi ho hay hắt xì nên thủ tiêu ngay khăn giấy vào thùng rác thay vì tiết kiệm… để dành xài tiếp. Nếu cẩn thận, sau mỗi lần ho hay hắt xì, có thể dùng gel sát khuẩn để rửa tay. Nếu tần suất ho và trở nên nghiêm trọng và việc rửa tay trở nên quá ngán ngẩm, đó là thời điểm tốt để xin nghỉ, chờ đến khi tình trạng sức khỏe khá hơn.

b. Nếu không có khăn giấy hoặc không kịp lấy khăn giấy, đừng ho hay vào bàn tay mà hãy dùng tay áo, tốt nhất là vùng khuỷu tay. Lý do của việc này là bạn có rất ít cơ hội sờ mó vào vùng này, các giọt dịch tiết hay vi khuẩn sẽ nằm ở đó mà ít có cơ hội đồng hành với bàn tay của bạn để đi tìm “chân trời mới”. Đây là một thói quen rất tốt nên dạy cho các trẻ từ tuổi nhỏ.

TS.BS Võ Xuân Quang - Tuổi trẻ, Phòng khám Đa khoa quốc tế Yersin

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ho-va-hat-xi-dung-cach-n201374.html)

Tin cùng nội dung

  • Ô nhiễm môi trường tăng kéo theo bệnh hô hấp ngày càng phổ biến. Nhiều loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp, với độc lực cao như virus cúm A H5N1…
  • Khí phế thũng là một bệnh tiến triển lâu ngày và là nguyên nhân hàng đầu gây thở hụt hơi (hơi thở ngắn).
  • Lao họng nguyên phát thường biểu hiện không rõ rệt, chỉ giống như viêm amidan thông thường
  • Kháng sinh thích hợp là lựa chọn đầu tiên đối với giãn phế quản khạc đờm mủ nhằm loại bỏ nhiễm khuẩn làm trầm trọng thêm tình trạng giãn
  • Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ.
  • Bệnh hen suyễn có khả năng gây đột tử nhưng nếu được điều trị đúng, người bệnh có thể sống an toàn, bình thường như mọi người.
  • Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan, thường ho có đờm màu trắng, có bọt.
  • Bụi và ký sinh trùng từ màn hình máy tính công sở là tác nhân trực tiếp khiến người làm trong văn phòng dễ bị nghẹt mũi, hắt hơi, phát ban da và kích ứng mắt.
  • Bệnh thường gặp ở dân văn phòng bao gồm đau lưng, viêm cơ, gân để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm.
  • Kristi Willims, giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Ohio (Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ có con đầu tiên tuổi từ 25-35
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY