Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hoa Actisô vị Thuốc mát gan lợi tiểu

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm Thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm Thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.

Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm Thuốc. hái hoa mới ra, dùng làm Thuốc.

Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

Atisô là cây Thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.

Hoa Actisô vị Thuốc mát gan lợi tiểu

Ở nước ta, hoa Actisô được trồng nhiều ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, nhưng nhiều nhất vẫn là ở tỉnh Lâm Đồng. Sản phẩm Actisô được bán nhiều nhất ở Đà Lạt.

Cây Actisô có nguồn gốc từ nước ngoài được đưa về trồng ở nước ta hàng trăm năm nay.

Do nguồn gốc xứ lạnh ôn đới nên Actisô chỉ thích hợp với những nguồn núi cao nguyên có nhiệt độ thấp ổn định.

Chính vì vậy vùng cao nguyên Lâm Viên – Lâm Đồng xứ sở của các loài hoa ôn đới tại Việt Nam đồng thời là mảnh đất phù hợp cho loài thảo dược Actisô phát triển.

Hoa Actisô được hái về và sấy khô, đóng gói vào bao ni lông, bảo quản ở nơi thông thoáng đề phòng ẩm mốc, chuột gặm, dán nhấm.

Cách sử dụng như sau: Dùng để hãm với nước sôi thay chè uống, liều dùng 4 – 5g cho một lần có thể uống nhiều lần trong ngày. Nước trà Actisô có vị ngọt thơm gần như nước râu ngô, có thể thêm đường, uống nóng hay uống đá lạnh tùy thích vào khẩu vị mỗi người.

Công dụng: Mát gan, lợi tiểu, tiêu nhiệt, giải độc, những người huyết áp cao sử dụng trà Actisô rất tốt bởi tác dụng rõ rệt. trà hoa Actisô dễ chế biến, dễ bảo quản, dễ sử dụng lại nhiều tác dụng chữa bệnh và bổ dưỡng nên dùng nó thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Có thể xem trà hoa Actisô là loại chè Thuốc siêu sạch.

Theo Hương Lộc (Biên soạn) Chữa bệnh bằng các loài hoa Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - 2008

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/hoa-actiso-vi-thuoc-mat-gan-loi-tieu)

Tin cùng nội dung

  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY