Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hoa tím, cây Thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Hoa tím - Viola odorata L., thuộc họ Hoa tím - Violaceae.

Mô tả

Cây sống dai, có một thân rễ phân nhánh và mọc bò, tạo ra những chồi ở dưới đất. Các lá xuất hiện đồng thời với hoa, có kích thước nhỏ (2 - 4cm) có dạng tim hay hình trái xoan rộng; mép có răng; các lá mọc chậm hơn có kích thước lớn hơn. Hoa màu tím sẫm, thơm, thường là không sinh sản. Từ các chồi của cùng một năm, sẽ xuất hiện ra những hoa có ống ngắn, không rõ lắm, có cánh hầu như không màu là những hoa sinh sản và cho hạt.

Ra hoa tháng 3 - 4 và tháng 8.

Bộ phận dùng

Hoa và toàn cây - Flos et Herba Violae Odoratae.

Nơi sống và thu hái

Cây của châu Âu, Trung Á, Bắc Phi được nhập trồng ở Hà Nội, Đà Lạt, và thành phố Hồ Chí Minh vì hoa đẹp và thơm. Thu hái hoa vào tháng 3 - 4 và toàn cây thường là vào mùa xuân, lúc cây có hoa. Phơi trong bóng râm.

Thành phần hóa học

Có violin (gần với emetin), acid salycilic, một chất dầu, một chất màu hoá đỏ khi tác dụng với acid và hoá xanh khi tác dụng với chất kiềm. Tinh dầu của lá giàu nonadienol. Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, là một triacetonamin có tính chất giảm áp.

Tính vị, tác dụng

Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn (với liều cao). Lá lợi tiểu, tiêu độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được chỉ định dùng trị: 1. Viêm phế quản, ứ đọng ở phế quản; 2. Ho; 3. Viêm đường tiêu hoá, đường tiết niệu; 4. Sốt phát ban; 5. Loét dạ dày và hành tá tràng; 6. Viêm họng; 7. Nứt nẻ vú (dùng ngoài).

Cách dùng

Thường dùng hoa đun sôi trong nước và hãm uống ngày 2 - 4 chén. Có thể dùng xirô hoa (100g hoa trong 500g đường, 300g nước) ngày dùng 30 - 50g. Hoặc dùng nước sắc cây làm Thuốc long đờm (1 thìa cà phê mỗi chén). Muốn gây nôn, dùng 3 - 4 thìa cà phê mỗi chén hoặc dùng bột rễ 1 - 5g. Dịch lá dùng tẩy. Dùng ngoài lấy lá nấu nước làm Thuốc đắp hoặc lá cây tươi giã nát đắp.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/hoa-tim-cay-thuoc-long-dom/)

Tin cùng nội dung

  • Dipyridamole tôi là Thuốc kháng tiểu cầu. Tôi là Thuốc phụ thêm cùng Thuốc chống đông coumarin để dự phòng trong những trường hợp cần làm giảm kết dính tiểu cầu,
  • Ho là triệu chứng thường gặp và có 2 loại: ho khan và ho có đàm. Ho có đàm là ho kèm với tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm, là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản... Một loại Thuốc hay dùng trị ho có đàm là Thuốc long đờm.
  • Bromhexin là một trong những loại Thuốc long đờm (tiêu đờm) được chỉ định dùng trong các trường hợp rối loạn tiết dịch phế quản nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
  • Ho là một phản ứng tốt của cơ thể để tống các dị vật hoặc đờm khỏi đường thở (phế quản, họng). Tuy nhiên, khi ho nặng, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì cần đến các Thuốc giảm ho.
  • Thuốc tác dụng trên đờm như làm long đờm, hóa giáng đờm... rất hay bị dùng nhầm. Nguyên do có sự nhầm lẫn về tác dụng, cơ chế và thông tin dược học của Thuốc...
  • Bố tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt vừa rồi bị lên cơn ho có nhiều đờm, nên ngoài các Thu*c bố tôi vẫn phải uống...
  • Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn gửi các cơ sở y tế để cập nhật, tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí khi các phản ứng có hại của Thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
  • Ambroxol có tác dụng làm đờm lỏng hơn, ít quánh hơn nên dễ bị tống ra ngoài, vì vậy được gọi là Thuốc long đờm. Thuốc được dùng trong trường hợp các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản...
  • Bé Bảo mới 2 tuổi bị ho, ho từng cơn dữ dội. ...
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY