Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Khi nào dùng ambroxol trị ho long đờm?

Bố tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt vừa rồi bị lên cơn ho có nhiều đờm, nên ngoài các Thu*c bố tôi vẫn phải uống...
Bố tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt vừa rồi bị lên cơn ho có nhiều đờm, nên ngoài các Thu*c bố tôi vẫn phải uống, tôi nghe bạn tư vấn mua Thu*c ambroxol cho bố tôi uống. Nhưng khi đi khám bệnh, bác sĩ lại bảo Thu*c này hầu như không có tác dụng với bệnh của bố tôi. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn. Tôi xin cảm ơn!

Trần Thu Hiền (Bắc Ninh)

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng như bromhexin. Ambroxol được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy nhưng chưa được chứng minh đầy đủ. Thực nghiệm trên lâm sàng cho kết quả tác dụng thay đổi. Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong viêm phế quản. Các tài liệu mới đây cho thấy, Thu*c có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình, nhưng không có lợi ích rõ rệt cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nặng. Ambroxol hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn với liều điều trị. Do đó, Thu*c được chỉ định trong các trường hợp: các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen; các bệnh nhân sau mổ và cấp cứu để phòng các biến chứng ở phổi.

Thu*c chống chỉ định với các đối tượng bệnh nhân quá mẫn với ambroxol; bệnh nhân đang bị loét dạ dày tá tràng tiến triển. Đối với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu thì phải hết sức thận trọng khi dùng Thu*c vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại. Tuy chưa có tài liệu nào nói đến tác dụng xấu khi dùng Thu*c trong lúc mang thai hoặc nồng độ Thu*c trong sữa, nhưng cần thận trọng khi dùng Thu*c này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, Thu*c còn có những phản vệ cấp tính, tuy hiếm gặp nhưng cũng phải hết sức chú ý. Đặc biệt, Thu*c còn có tác dụng chéo với một số nhóm Thu*c kháng sinh như amoxycilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin (làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi) nên người bệnh cũng phải thận trọng khi có dùng các Thu*c kháng sinh này cùng với ambroxol.

Trong trường hợp của bố bạn có lẽ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, lâu năm nên có thể Thu*c không có tác dụng, do vậy bác sĩ mới khuyên không dùng. Ở người cao tuổi thường có nhiều bệnh mạn tính, thậm chí là bệnh nặng kèm theo, do đó bạn cần phải được bác sĩ chuyên khoa tư vấn rồi mới được cho bố uống Thu*c, không nên nghe lời tư vấn của người không đúng chuyên môn nhằm tránh xảy ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

BS. Nguyễn Thị Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-dung-ambroxol-tri-ho-long-dom-13716.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY