Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Học hỏi người Ấn Độ chế độ ăn kiêng Ayurvedic - thói quen ăn uống dựa trên phương pháp chữa bệnh lâu đời nhất

Chế độ dinh dưỡng Ayurveda đã ra đời ở Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước và được biết đến như một phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

Ayurveda là thuật ngữ không hề xa lạ đối với những người đang theo đuổi lối sống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng Ayurveda đã ra đời ở Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước và được biết đến như một Ayurveda là hệ thống y học truyền thống của Ấn Độ, tập trung chủ yếu vào việc chữa lành thể xác và tâm trí một cách toàn diện. Chế độ ăn dựa trên phương pháp chữa bệnh này cũng vô cùng độc đáo. Jessica Cording, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn sách The Little Book of Game-Changers: 50 Healthy Habits For Managing Stress & Anxiety giải thích, quá trình lựa chọn thực phẩm tiêu thụ sẽ căn cứ vào cơ thể của bạn, hay còn gọi là dosha.

Theo các nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng Ayurveda, mỗi loại cơ thể có một tên riêng và tuân theo quy định chung của dosha sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. Nói cách khác, đây là phương pháp tiếp cận cơ thể một cách toàn diện nhằm chọn ra thói quen ăn uống phù hợp nhất.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng này, hãy tham khảo một vài thông tin dưới đây:

Chế độ ăn Ayurvedic có cơ chế như thế nào?

Như đã đề cập, phương pháp này chủ yếu dựa trên dosha, loại cơ thể bạn có. Một khi tìm ra được dosha của mình, mọi người sẽ điều chỉnh kế hoạch ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo chuyên gia Jessica, xác định dosha không hề khó khăn, bạn chỉ cần làm một vài câu trắc nghiệm có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng hoặc trong các cuốn sách về chế độ ăn Ayurveda. Dosha bao gồm ba loại dưới đây:

Vata: Đây là những người có tạng gầy, khó tăng cân. Họ thường suy nghĩ nhiều và dễ trở nên lo lắng. Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng không phù hợp, những người này có thể bị đầy hơi, táo bón.

Kapha: Phần lớn mọi người thuộc dosha này, có hông và vai rộng. Những người này thường lưu thông kém, tiêu hóa chậm từ đó mắc phải các vấn đề sức khỏe khác.

Pitta: Nhóm người này sở hữu nhiều năng lượng, tiêu hóa tốt nhưng dễ nóng nảy, giận dữ, kéo theo những vấn đề về tiêu hóa.

Ăn gì trong chế độ ăn Ayurveda?

Tiêu thụ loại thực phẩm phù hợp giúp dosha duy trì trạng thái cân bằng, trong khi áp dụng thói quen ăn uống kém lành mạnh sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Nếu bạn nằm trong nhóm Vata, hãy lựa chọn các món nóng và chín. Bột yến mạch, rau, các loại hạt và sữa ấm là lựa chọn tuyệt vời. Đồng thời, những người này cũng cần hạn chế tiêu thụ rau sống, thức ăn giòn và đồ uống có ga.

Do có xu hướng tiêu hóa chậm, nhóm người Kapha nên bổ sung nhiều chất xơ và kết hợp các loại gia vị, rau quả khác nhau vào chế độ ăn uống. Bạn cũng cần tránh những thực phẩm sở hữu hàm lượng calo, chất béo, đường và dầu mỡ cao.

Những người Pitta có xu hướng khó kiểm soát cảm xúc, dễ giận dữ nên chế độ ăn Ayurveda khuyên họ nên tránh các loại thực phẩm nóng như thức ăn cay, rượu, cà phê và các chất có tính axit. Thay vào đó, hãy lựa chọn món có tính mát như dưa chuột, rau diếp, dưa và các thực phẩm nhiều nước khác.

Lợi ích của chế độ ăn Ayurveda là gì?

Chế độ ăn Ayurveda nâng cao tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu cơ thể. Quan tâm hơn đến loại thực phẩm và lượng tiêu thụ có thể giúp bạn giảm cân.

Tạp chí Quốc tế về bệnh Béo phì đã chỉ ra, tuân thủ các nguyên tắc của chế độ ăn Ayurveda góp phần kiểm soát trọng lượng hiệu quả hơn so với giả dược. Ngoài ra, theo một nghiên cứu từ Đại học New Mexico và Đại học Arizona đã chứng minh, điều chỉnh lối sống dựa trên Ayurvedic kết hợp với tập yoga là là một biện pháp giữ dáng đơn giản và hiệu quả.

Nên thử hay không?

Giống mọi chế độ ăn kiêng khác, cách áp dụng là yếu tố rất quan trọng. Bạn có thể thay đổi việc lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với bản thân. Chẳng hạn, nếu bạn thuộc nhóm người Pitta, chỉ tiêu thụ rau xanh sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Khẩu phần ăn cũng quan trọng không kém vì ăn quá nhiều thực phẩm có thể khiến bạn tăng cân. Điều quan trọng nữa là mọi người phải biết dosha của của mình bằng cách tự tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Trên thực tế, không ít người cảm thấy cơ thể họ là sự kết hợp của nhiều dosha.

(Nguồn: Womenshealthmag)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hoc-hoi-nguoi-an-do-che-do-an-kieng-ayurvedic-thoi-quen-an-uong-dua-tren-phuong-phap-chua-benh-lau-doi-nhat-20200314120638956.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY