Mặc dù đã nộp nhiều tài liệu theo yêu cầu của pháp luật cũng như các bằng sáng chế về nội thất và ngoại hình, Apple vẫn không nói rằng họ đang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, bằng sáng chế số 10.630.127 mới đây có tên "Động cơ điện với vòng stator quấn dây và làm mát cuối mỗi chu kỳ" cho thấy Apple đang phát triển một động cơ cảm ứng AC ba pha, phù hợp với thứ có thể gọi là Apple Car. Đi kèm với nó là các nguyên tắc thiết kế và thông số kỹ thuật cơ bản.
Trong đó, quan trọng nhất là việc động cơ cảm ứng được mô tả trong bằng sáng chế này đặc biệt tương tự như công nghệ lồng sóc của Tesla. Và rõ ràng, Apple đã chọn công nghệ này vì những lý do tương tự như Tesla.
Cụ thể hơn, nó có thể tạo ra một mô-men xoắn khởi động cao hơn trong cùng điều kiện điện áp và tần số có thể kiểm soát, có giá rẻ hơn và nó cũng hoạt động hiệu quả trên các địa hình gồ ghề. So với ổ nam châm vĩnh cửu, tuổi thọ của loại động cơ này cũng được dự đoán là có chi phí bảo trì ít hơn.
Ngược lại trên thị trường hiện nay, một số dòng xe hybrid của Ford và Nissan lại sử dụng động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu. Chúng hiệu quả hơn động cơ cảm ứng, nhưng lại có giá thành cao hơn và cần bảo trì nhiều. Ngoài ra, nam châm của loại động cơ này có xu hướng bị mòn theo thời gian và cần phải được thay thế.
Còn với động cơ không đồng bộ ba pha, ngoài chi phí sản xuất và hiệu quả sử dụng, nếu được điều khiển đúng cách, hiệu suất của động cơ này có thể đạt tới 90%. Nhưng nó đòi hỏi một sự kiểm soát phức tạp từ phía hệ thống, và bằng sáng chế này không chỉ ra một cách rõ ràng việc hệ thống xử lý của Apple sẽ hoạt động.
Thay vào đó, các bằng sáng chế của Apple tập trung vào sự kết hợp giữa công nghệ động cơ và phương pháp làm mát động cơ. Bằng sáng chế cho thấy cấu trúc làm mát có mối quan hệ dẫn nhiệt với ít nhất một trong các bề mặt ở vòng ngoài phía trên, hoặc bề mặt vòng ngoài phía thấp hơn để nhận nhiệt từ đầu xoay.