Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hội chứng ngủ li bì: Liệu có cách chữa trị?

Khi mắc hội chứng ngủ li bì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi không hề bị thiếu ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên tìm cách điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ thường xuyên, không những hiệu suất làm việc bị giảm sút mà sự an toàn cũng không được đảm bảo khi bạn lái xe đi trên đường. Chưa kể, bạn còn bị dán nhãn là người “lười biếng” hay “thiếu tập trung”. Những hậu quả do hội chứng li bì gây ra có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá để phát triển bản thân. 

Hội chứng ngủ li bì còn có thể khiến bạn mệt mỏi triền miên và không có được cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, bạn vẫn thể chữa trị để tỉnh táo, sảng khoái và làm việc hiệu quả hơn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về hội chứng buồn ngủ mọi lúc mọi nơi này để bạn có thể tìm cách đẩy lùi càng sớm càng tốt nhé!

Hội chứng ngủ li bì là gì?

Tình trạng đôi khi cảm thấy mình bị thiếu ngủ hoặc mệt mỏi quá mức là bình thường nếu bạn không ngủ đủ. Tuy nhiên, người mắc hội chứng ngủ li bì có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi họ đã ngủ đủ số giờ khuyến nghị và ngủ rất ngon. 

Hội chứng ngủ li bì một trong trong những chứng rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và thực hiện những hoạt động hằng ngày như lái xe, điều khiển các thiết bị máy móc…

Hội chứng ngủ li bì cũng tương tự như một rối loạn giấc ngủ khác gọi là chứng ngủ rũ vì cả hai hội chứng này đều gây ra những cơn buồn ngủ quá mức. Tuy nhiên, những người mắc chứng ngủ rũ thường có những cơn buồn ngủ đến đột ngột, còn những cơn buồn ngủ của người mắc hội chứng ngủ li bì lại có xu hướng càng lúc càng tăng dần.

Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì thường bắt đầu ở độ tuổi khoảng từ 17 đến 24. Theo một bài báo trên tạp chí Tâm lý học (Psychosomatics), độ tuổi khởi phát trung bình là 21,8 tuổi.

Dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì

Dấu hiệu chính của hội chứng ngủ li bì là tình trạng buồn ngủ quá mức dù người mắc đã ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Cơn buồn ngủ quá mức này không phải do một bệnh lý hoặc một Thu*c nào đó mà bạn đang sử dụng.

Các triệu chứng khác của hội chứng ngủ li bì có thể bao gồm:

    Thức dậy khó khăn.

Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì có thể chỉ kéo dài dưới 1 tháng nhưng cũng có thể kéo dài hơn từ 1 – 3 tháng, thậm chí tới hơn 3 tháng.

Nguyên nhân gây hội chứng ngủ li bì

Hội chứng ngủ li bì có thể do sự gia tăng các hóa chất gây buồn ngủ trong não. Một nguyên nhân khác gây hội chứng này có thể là do các hóa chất trong não tương tác với axit y-aminobutyric (GABA), một chất chịu trách nhiệm thúc đẩy giấc ngủ.

Các yếu tố khác khiến bạn dễ mắc hội chứng ngủ li bì là:

    Căng thẳng.

Một số người có thể mắc hội chứng ngủ li bì mà không rõ lý do. Đây được gọi là hội chứng ngủ li bì vô căn và xuất hiện ở khoảng 0,01 – 0,02% dân số.

Cách chẩn đoán hội chứng ngủ li bì

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng ngủ li bì bằng cách loại trừ các bệnh lý hoặc Thu*c có thể gây buồn ngủ quá mức. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi liên quan như:

    Môi trường ngủ của bạn thế nào?

Cách điều trị hội chứng ngủ li bì

Khi đã chẩn đoán bạn mắc hội chứng ngủ li bì, bác sĩ có thể kê toa một số chất kích thích để giúp bạn cải thiện cơn buồn ngủ như amphetamine, methylphenidate và modafinil. Các loại Thu*c khác cũng thường được sử dụng để điều trị hội chứng ngủ li bì có thể kể đến là:

    Clonidine

Ngoài Thu*c điều trị hội chứng ngủ li bì, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:

– Hạn chế đồ uống có cồn.

– Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine trước giờ ngủ.

– Tránh các thực phẩm có thể gây ợ nóng hoặc ảnh hưởng đến tiêu hóa như các loại thức ăn giàu chất béo, đồ chiên, thức ăn cay, trái cây có múi và đồ uống có ga.

– Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều hơn vào ban ngày và giữ phòng tối hơn vào ban đêm.

– Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ như đi tắm hoặc đọc sách để thư giãn và báo hiệu cho cơ thể biết đã tới giờ ngủ.

– Thay đổi môi trường ngủ cho thoải mái hơn bằng cách giữ nhiệt độ trong phòng vào khoảng 20 độ C, chọn nệm thoải mái, tránh ánh sáng nhân tạo từ di động và máy tính…

Bạn cũng có thể gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và thử liệu pháp nhận thức hành vi để thay đổi thói quen ngủ cũng như học cách giảm căng thẳng.

Nếu kiên trì áp dụng các cách điều trị, bạn sẽ sớm cải thiện và đẩy lùi hội chứng ngủ li bì. Bạn chỉ cần chăm sóc cho giấc ngủ và dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ là có thể cải thiện sự mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và lơ mơ do hội chứng ngủ li bì gây ra. Khi đã có cảm giác nghỉ ngơi thoải mái, bạn sẽ làm việc và học tập hiệu quả hơn rất nhiều đấy!

Nguồn: hellobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d13167133308571b6419773)

Tin cùng nội dung

  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY