Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hội nghị Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018

Sáng 8/11, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn thành phố năm 2018. Tham dự và chủ trì hội nghị có PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của chiến dịch là trên 95% trẻ từ 1 đến 5 tuổi sống trên địa bàn Hà Nội được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin phòng bệnh sởi - rubella (MR) trên quy mô xã, phường, thị trấn; đồng thời, tiêm chủng đảm bảo chất lượng và an toàn theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.
 
Đối tượng tiêm chủng là toàn bộ trẻ từ 1 đến 5 tuổi sống trên địa bàn thành phố (mốc sinh từ ngày 1/1/2013 đến 30/9/2017), ước tính khoảng 680.000 trẻ. Những trẻ không thuộc đối tượng phải tiêm trong đợt này bao gồm trẻ đã tiêm vắc xin sởi hoặc sởi - rubella (MR) hoặc sởi - quai bị - rubella (MMR) hoặc vắc xin thủy đậu trong vòng 1 tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch. Thời gian tiêm chủng từ ngày 26/11 đến ngày 25/12/2018 tại 584 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.
 
Hình thức triển khai đồng loạt trên toàn thành phố cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi (có mốc sinh như trên), cụ thể: đợt 1 tổ chức tiêm tại trường học đóng trên địa bàn từ ngày 26/11 đến 2/12/2018; đợt 2 tổ chức tiêm tại các trạm y tế cho trẻ không đi học sống trên địa bàn và tiêm vét cho trẻ đi học chưa được tiêm (do tạm miễn hoãn trong đợt 1) từ ngày 3/12 đến 9/12/2018.
 
Lưu ý, đối với các trường mầm non tư nhân, nhóm trông giữ trẻ có ít hơn 50 trẻ thì tùy tình hình thực tế (nhân lực, trang thiết bị…) của địa phương mà các đơn vị có thể tổ chức điểm tiêm cho phù hợp. Trẻ học ở trường đóng trên địa bàn nào thì sẽ được tiêm ở trạm y tế trên địa bàn đó. Sau mỗi buổi tiêm chủng, cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp cùng nhà trường, cộng tác viên y tế, dân số tổ chức rà soát ngay những trẻ chưa tiêm trong chiến dịch do ốm kéo dài, vắng nhà lâu ngày hoặc có tạm hoãn, chống chỉ định để tiêm vét ngay vào đợt 2 tại trạm y tế và vào các ngày tiêm vét. Thời gian tiêm vét từ ngày 10/12 đến ngày 25/12/2018.
 
Tổ chức các điểm tiêm chủng theo đúng Nghị định số 104; điểm tiêm chủng bố trí tại trạm y tế và trường học phải đảm bảo một chiều, bố trí bàn đón tiếp, bàn khám phân loại, bàn tiêm, khu vực chờ và khu vực theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng.
 
Trong chiến dịch, do trùng với ngày tiêm chủng thường xuyên nên các điểm tiêm chủng phải bố trí hợp lý để tiêm chủng các loại vắc xin khác trong chương trình và thực hiện đúng các quy định về hoạt động tiêm chủng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh nhầm lẫn. Đối với điểm tiêm chủng tại trạm cần tổi thiểu 6 người trong đó có ít nhất 3 cán bộ y tế có chứng nhận và còn thời hạn sử dụng đã tham gia tập huấn thực hành tiêm chủng an toàn, những người còn lại tham gia công tác tiếp đón, vào sổ, vào hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Đối với điểm tiêm chủng tại trường học, ngoài cán bộ y tế theo quy định cần huy động thêm Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm từng lớp, cán bộ y tế nhà trường hỗ trợ… Điểm tiêm phải đầy đủ danh sách trẻ cần tiêm theo lớp, phiếu khám phân loại, trang thiết bị phòng chống sốc. Sau mỗi buổi tiêm chủng chiến dịch cần rà soát lại danh sách đối tượng đến tiêm vét để tránh bỏ sót. Ngoài ra, rà soát những đối tượng không đến tiêm chủng, xác định nguyên nhân để mời tiêm vào buổi tiêm chủng thường xuyên của 2 tuần sau chiến dịch.
 
Các điểm tiêm phải thực hiện an toàn tiêm chủng theo đúng quy định. Tại trạm y tế phải lập phương án phòng chống phản ứng phản vệ trước khi tổ chức buổi tiêm chủng. Cụ thể các tổ cấp cứu của các trạm y tế xã, phường, thị trấn sẵn sàng tại chỗ và tổ cấp cứu cơ động của trung tâm y tế quận, huyện, thị xã hoặc các bệnh viện thường trực trong những ngày tiêm chủng để đáp ứng xử trí, cấp cứu kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và cơ số chống sốc, trung tâm y tế tập huấn phòng chống sốc cho cán bộ y tế cơ sở trước khi triển khai chiến dịch. Tại các điểm tiêm nên chuẩn bị sẵn nước đường hoặc sữa cho trẻ uống khi trẻ đến tiêm vào cuối buổi sáng hay cuối buổi chiều. Thu gom hộp an toàn chứa bơm kim tiêm đã sử dụng tại các điểm tiêm để hủy đúng quy định không ảnh hưởng đến môi trường. Các trạm y tế thực hiện theo dõi, báo cáo, xử trí các trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm chủng theo đúng quy định.
 
Bên cạnh việc triển khai các hoạt động chuyên môn, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn bộ cộng đồng biết lợi ích của chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella; thời gian, địa điểm và đối tượng cần tiêm nhằm đạt mục tiêu đã đề. Hoạt động truyền thông cần đa dạng các hình thức, nội dung cụ thể các thông điệp về bệnh sởi và cách phòng chống của từng địa phương. Cụ thể, truyền thông 1 tuần trước ngày bắt đầu chiến dịch và trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát trên loa truyền thanh xã, phường tối thiểu 2 lần/ngày (trước chiến dịch) và 4 lần/ngày (trong chiến dịch), loa di động, băng zôn, khẩu hiệu treo tại điểm tiêm chủng, truyền thông trực tiếp khi gửi giấy mời tại các hộ gia đình, tại lớp học…
 
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã cùng cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã cùng thảo luận, đưa ra ý kiến triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn thành phố sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
 
Kết thúc hội nghị, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để chủ động phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã cần rà soát tất cả trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm phòng theo quy định; tiếp tục duy trì biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát và phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch, tăng cường tuyên truyền để người dân đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch…
 

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5befe46e76801b655972e83a)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY