Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Huế: Một trường hợp nhiễm liên cầu lợn

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh liên cầu lợn

Bệnh nhân là bà Trần T. H. (SN 1961, trú tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà).

Được biết, ngày 8/7, bệnh nhân H bắt đầu có dấu hiệu khởi phát bệnh với các triệu chứng: Sốt cao liên tục, rét run, nhức mỏi toàn cơ thể, và đã tự mua Thu*c uống nhưng không thuyên giảm. Đến ngày 10/7, bệnh nhân đau đầu liên tục kèm nôn mửa nên đã được người nhà đưa nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế và được chẩn đoán viêm màng não.

Ngày 14/7, kết quả xét nghiệm cấy dịch não tủy cho thấy bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn.

Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân làm nghề bán vé số, thường đi bán tại TP Huế từ chiều đến tối mới về nhà. Trong thời gian đi bán, việc ăn uống không rõ. Tuy nhiên, khoảng 4 đến 5 ngày trước khi khởi bệnh có ăn nem mua ở TP Huế.

Bệnh nhân này sống cùng con. Gia đình không nuôi lợn, các nhà xung quanh trong khu vực không nuôi lợn. Về tiền sử ăn uống, thỉnh thoảng có ăn thịt lợn nên nguồn lây không rõ. Qua điều tra trong 2 tuần qua, các cơ quan chức năng cũng ghi nhận trong khu vực không có tình trạng lợn mắc bệnh, xung quanh cũng không có người mắc bệnh tương tự. Trong khu vực cũng không có dịch lợn tai xanh.

Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh và chưa có bằng chứng bệnh liên cầu lợn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

Hiện bệnh nhân đang được ngành y tế tích cực cứu chữa.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/hue-mot-truong-hop-nhiem-lien-cau-lon-post86741.html)

Chủ đề liên quan:

liên cầu lợn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY