Kinh tế xã hội hôm nay

Hướng về miền Trung: Những ngày sống với nghĩa đồng bào!

Hơn nửa tháng đầy các sự kiện trên mặt báo và mạng xã hội, sạt lở nơi này, ngập lụt nơi khác, là trong mỗi người đầy lên bao nỗi lo toan day dứt.

Nhìn tận mắt, mới nhận biết những cơn cuồng nộ tiếp nối của đất trời đã tàn phá như thế nào, khuôn mặt thất thần của bao đồng bào mình ở miền Trung ẩn chứa nỗi đau ra sao.

“Thương về miền Trung”…

Giở lại nhật ký hằng ngày, từ khi mưa lũ bắt đầu đổ xuống

Hàng cứu trợ vào xã Húc, H.Hướng Hóa ẢNH: TRẦN THANH BÌNH

Hàng cứu trợ vào xã Húc, H.Hướng Hóa

ẢNH: TRẦN THANH BÌNH

Trên những con đường, hàng đoàn xe cứu trợ đổ về miền Trung. Bắt đầu từ Huế, dòng xe căng băng rôn nối dài về những huyện vùng thấp trũng. Những huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền (Thừa Thiên-Huế)…, nước mưa hòa nước lụt chảy băng dưới những vòng xe quay hối hả. Trước đó, trên máy bay, lúc vừa đáp xuống Phú Bài, thầy Thích Quảng Thiện cùng với quý phật tử và một nhóm tin nhanh: “Chiều qua trực thăng phải thả 1,5 tấn hàng tiếp tế cho bà con xã Hướng Việt. Sáng nay sẽ bay vào lại để chuyển 2 đồng chí cán bộ bị thương đang kẹt trong đó. Nước lũ chia cắt khiến công tác cứu hộ và cứu trợ quá khó khăn”. Lúc xe rời đi, qua xã Húc rồi đến xã Thuận của huyện này, tầm 10 giờ 30, Bí thư Huyện đoàn Hồ Duy Tuấn nhìn điện thoại rồi reo lên: “Trực thăng đã đáp xuống được. Đang chở người bị thương bay vào Huế”.

Từ Hướng Hóa, chúng tôi trở về lại cung đường QL14, băng qua cầu treo Đakrông để đến xã Pa Nang (H.Đakrông). Thấp thoáng vài đoàn đi khảo sát đánh giá thiệt hại cung đường để khắc phục. Tại ngã ba rẽ vào đường liên xã Pa Nang, một đoàn xe phải dừng lại vì “cán bộ đường bộ ngoài Trung ương vào khảo sát ngăn lại, không cho xe qua vì sợ nguy hiểm”, ông Lê Văn Thắng, Phó chủ tịch xã Pa Nang, nói.

Lúc ấy, nhìn lên những ngọn núi trọc, rồi nhìn xuống dòng sông Đakrông cuộn chảy, tôi không thể không hình dung mấy bữa trước, trời đất ra sao. Chợt liên tưởng đến tiếng ầm ầm của núi và đoàn người chạy tán loạn, thất thần vì những cú sạt lở mà đồng nghiệp Nguyễn Phúc may mắn thoát nạn vài ngày trước. Bỗng nghe loáng thoáng ai đó thở phào, nói “may mà hôm nay trời nắng hửng”…

Đồng bào trong cơn hoạn nạn ở nơi nào chúng tôi đến cũng túm tụm tỉ tê hỏi han nhau về thiệt hại mỗi nhà. Và ở nơi xa xôi nào đó, chủ đề ngập lụt và cứu trợ cũng len vào trong mỗi bữa ăn giấc ngủ của mọi gia đình.

Sự đùm bọc trong nghĩa đồng bào là ấn tượng khó quên trong các

“Không cẩn thận là mất dân”

Ở trụ sở xã Pa Nang, ông Lê Văn Thắng, Phó chủ tịch xã được cử làm trưởng ban cứu trợ đồng bào. Ông tâm sự: “Khi nhận trọng trách này, tôi biết sẽ có nhiều điều ra tiếng vào, bởi bây giờ một khi bà con có suy nghĩ là không công bằng, thì chỉ một cú nhắn tin, một đoạn clip hay một status trên Facebook là sẽ rất phiền toái.

Ông Lê Văn Thắng trao quà cứu trợ cho bà con xã Pa Nang ẢNH: TRẦN THANH BÌNH

Ông Lê Văn Thắng trao quà cứu trợ cho bà con xã Pa Nang

ẢNH: TRẦN THANH BÌNH

Vì vậy, chúng tôi phải hết sức cẩn thận. Nếu không, thì trước hết là mất dân, thứ nữa rất mang tiếng, và điều quan trọng là sẽ không còn ăn nói gì được với bà con. Điều ấy khiến tôi rất e ngại, thao thức để làm sao mọi sự vẹn toàn, nhất là trong hoàn cảnh hoạn nạn lúc này”.

Lời tỏ bày của ông Thắng khi gặp đoàn cứu trợ của chúng tôi, thiết nghĩ đã sáng rõ bao điều trong những ngày ngược xuôi đến với đồng bào, lúc trên mạng xã hội vẫn chộn rộn không ít những lời ra tiếng vào, ủng hộ và nghi ngại...

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/huong-ve-mien-trung-nhung-ngay-song-voi-nghia-dong-bao-1296118.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY