Bất cứ khi nào một người đi du lịch từ nước này tới nước khác, đặc biệt nếu có thay đổi rõ rệt về khí hậu, điều kiện xã hội hoặc các phương tiện và tiêu chuẩn vệ sinh - ỉa chảy dường như sẽ xuất hiện trong vòng 2 - 10 ngày. Nó có thể kéo dài trên 10 ngày hoặc thậm chí phân lỏng hơn, thường có kèm theo đau rút cơ bụng, buồn nôn, đôi khi nôn và hiếm khi sốt. Phân thường không có nhầy hoặc máu và bên cạnh đó là yếu mệt, mất nước, đôi khi có toan chuyển hoá, không có các biểu hiện toàn thân của nhiễm khuẩn. Bệnh thường giảm tự nhiên trong vòng 1- 5 ngày, mặc dù 10% vẫn còn các triệu chứng trong khoảng 1 tuần hoặc dài hơn nữa và khoảng 2% có các triệu chứng tồn tại kéo dài hơn 1 tháng.
Vi khuẩn là nguyên nhân gây ỉa chảy ở 80% số trường hợp, với ngoại độc tố E.coli, các loài shigella và Campylobacter jejuni, là các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Các tác nhân ít gặp bao gồm aeromonas, salmonella, xoắn khuẩn không phải khuẩn tả, Entamoeba histolytica và Giardia lamblia. Các yếu tố tham gia đôi khi bao gồm thức và đồ uống không thường dùng, do sự thay đổi thói quen sống, do nhiễm các virus hiếm gặp (adenovirus hoặc rotavirus) và thay đổi hệ vi khuẩn chí đường ruột, ở các bệnh nhân có sốt và ỉa chảy có máu, cấy phân có thể được chỉ định, nhưng trong hầu hết các trường hợp cấy phân được dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với kháng sinh điều trị. Ỉa lỏng mạn tính có thể do amíp hoặc giardia hoặc hiếm hơn là bệnh spru nhiệt đới.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, bệnh thường ngắn ngày và điều trị triệu chứng bằng các loại opiat hoặc diphenoxylat cùng với atropin là tất cả những gì cần cho các bệnh nhân không có biểu hiện toàn thân (sốt > 390C) và không có biểu hiện của lỵ (phân có máu). Trong những trường hợp này thì nên tránh dùng các tác nhân chống co thắt. Có sẵn các gói muốt "bù nước" đường uống để điều trị mất nước (Infalyte, Pedialyte...). Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành. Dự phòng được khuyên dùng đối với những người có bệnh rõ rệt (bệnh viêm ruột, AIDS, đái tháo đường, bệnh tim ở người già, những tình trạng cần dùng các Thu*c gây ức chế miễn dịch) và đối với những người cần thiết phải hoạt động nhiều trong chuyến đi, ngay cả những những đợt ỉa chảy ngắn cũng không thể chấp nhận được. Dự phòng được bắt đầu ngay từ khi tới một nước nào đó và tiếp tục 1- 2 ngày sau khi rời khỏi nước này. Đối với những người ở lại lâu trên 3 tuần thì không cần thiết điều trị dự phòng vì giá thành và độc hại sẽ tăng lên. Bismuth subsalicylat có hiệu quả đối với dự phòng, nhưng chuyển lưỡi và phân thành màu xanh và có thể cản trở sự hấp thu của doxycyclin, là Thu*c cần dùng để dự phòng sốt rét. Rất nhiều Thu*c diệt khuẩn cũng có hiệu quả đối với dự phòng như norfloxacin 400mg, ciprofloxacin 500mghoặc ofloxacin 300mghoặc trimethoprim/sulfamethoxazol 160/800mg, dùng 1 lần/ngày. Bởi vì không phải tất cả khách du lịch sẽ bị ỉa chảy và bởi vì hầu hết các giai đoạn thường rất ngắn và tự khỏi nên có thể dùng thay đổi Thu*c cho người du lịch bằng kháng sinh từ 3 - 5 ngày nếu như ỉa chảy rõ rệt xảy ra trong chuyên đi. Các Thu*c thông thường bao gồm ciprofloxacin, 500mg, 2 lần/ngày hoặc norfloxacin 400mg, 2 lần/ngày và trimethoprim / sulfamethoxazol 160/800mg, 2 lần/ngày. Aztreonam là dạng monobactam hấp thụ kém với tác dụng chống lại hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, cũng có hiệu quả khi dùng bằng đường uống với liều 100mg, 3 lần/ngày trong 5 ngày.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid điều trị dự kiến du lịch ỉa chảy khỏi bệnh mắc mới nâng cấp người du lịch ở người sở y tế