Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khắc phục viêm lợi khi mang thai

Tôi đang mang thai tuần thứ 26. Mấy hôm nay tôi thấy lợi sưng đỏ và chảy máu mỗi khi đánh răng. Xin hỏi bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tôi đang mang thai tuần thứ 26. Mấy hôm nay tôi thấy lợi sưng đỏ và chảy máu mỗi khi đánh răng. Xin hỏi bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Làm thế nào để phòng tránh?

Ngô Lan Anh (Hà Nội)

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh.

Nguyên nhân gây viêm lợi ở phụ nữ có thai là do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (do vệ sinh răng miệng kém); Do thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh nha chu (viêm quanh răng), khi đó sự viêm nhiễm sẽ đi qua lợi vào đến tận xương và các mô khác hỗ trợ xung quanh răng. Để phòng bệnh, nên vệ sinh răng miệng thường xuyên. Đánh răng kỹ lưỡng và đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày (có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn nhưng không nên vừa ăn xong đã đi đánh răng). Bạn nên sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour; Nên đi khám nha khoa theo định kỳ: Nha sĩ có thể phát hiện ra bệnh nha chu, đồng thời giúp loại bỏ mảng bám, cao răng mà bạn không thể xử lý bằng việc đánh răng thông thường. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng thai nghén của mình để bác sĩ có cách xử trí thích hợp.

BS. Anh Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/khac-phuc-viem-loi-khi-mang-thai-n109826.html)
Từ khóa: viêm lợi

Chủ đề liên quan:

mang thai viêm lợi

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY