đồng nai có diện tích rừng tự nhiên lớn ở khu vực đông nam bộ, hơn 170 ngàn ha. rừng ở đồng nai được các nhà khoa học đánh giá là có đa dạng sinh học bậc nhất khu vực. không chỉ vậy, hệ sinh thái dưới nước và trên cạn kết hợp đã tạo nên cảnh quan đẹp, rất thích hợp phát triển kinh tế rừng.
Đồ họa thể hiện phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của các đơn vị trong tỉnh (Thông tin: Hoàng Lộc - Đồ họa: Hải Quân) |
Hiện nay, tỉnh đã phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của các đơn vị. trong phương án quản lý mới, ngoài mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng, tỉnh đặt ra yêu cầu khai thác các giá trị kinh tế rừng để tăng nguồn thu, giảm chi ngân sách và cải thiện đời sống người dân địa phương.
Những năm gần đây, vấn đề giữ rừng và phát triển kinh tế rừng được tỉnh rất quan tâm. mục tiêu là để bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị của rừng, giảm gánh nặng ngân sách hằng năm, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Theo chủ trương này, nhiều đơn vị chủ rừng, quản lý rừng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hạ tầng khai thác kinh tế rừng và cho thuê dịch vụ môi trường rừng. một số khu vực đã có dự án kinh tế rừng đi vào hoạt động như: khu du lịch thác mai (h.định quán); khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa đồng nai (h.vĩnh cửu); núi chứa chan (h.xuân lộc)…, nhưng trên thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. việc phát triển kinh tế rừng thông qua dịch vụ du lịch, thuê môi trường đang được các đơn vị chủ rừng chú trọng.
Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú Nguyễn Lê Anh Tuấn cho biết, trong Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030, đơn vị đặt mục tiêu năm 2025 doanh thu dịch vụ môi trường rừng khoảng 5 tỷ đồng/năm và nâng lên 10 tỷ đồng/năm vào năm 2030.
Du khách tham quan Vườn quốc gia Cát Tiên vào đầu năm 2021. Ảnh: HẢI QUÂN |
Để làm được điều này, Ban Quản lý rừng sẽ lên kế hoạch và mời gọi các tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết, liên doanh thuê môi trường rừng phát triển du lịch sinh thái ở các khu vực có lợi thế. Trước mắt là mời gọi doanh nghiệp hợp tác phát triển du lịch tại khu vực Thác Mai, Bàu Nước Sôi. Ngoài ra, đơn vị cũng chú trọng đầu tư một số hạng mục công trình đường giao thông, trạm kiểm soát phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ và phát triển du lịch rừng.
Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cho hay, năm 2019, khách đến Khu Bảo tồn tăng gấp 3 lần so với năm 2011, doanh thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân hơn 10%/năm. Đó là nhờ các hoạt động quảng bá, kết nối, xúc tiến du lịch; nhiều tuyến du lịch mới được mở ra. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lượng khách và doanh thu từ dịch vụ du lịch giảm.
Theo ông hảo, đơn vị đang lên các phương án phục hồi kinh tế rừng. cụ thể, đơn vị sẽ đẩy mạnh hợp tác bảo vệ và phát triển rừng với người dân; tự tổ chức các hoạt động thu hút du khách đến tham quan và cho thuê dịch vụ môi trường rừng; hợp tác với các tổ chức, trường học phát triển du lịch dạng về nguồn và thực nghiệm; khôi phục các tuyến du lịch đường thủy trên sông đồng nai và hồ trị an. “trong 10 năm tới, mô hình du lịch cộng đồng dựa vào người dân và các sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ được chú trọng khai thác” - ông hảo cho hay.
Còn với ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, để nâng cao giá trị kinh tế rừng, trong 10 năm tới, đơn vị tập trung vào: khai thác rừng sản xuất, liên kết với người dân phát triển trồng các loại cây lâm nghiệp trên đất rừng và cho thuê dịch vụ môi trường rừng; nâng cao sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ trồng keo, cao su. cùng với đó, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. đơn vị cũng kết nối với các ban, ngành, các xã hình thành tour sinh thái gắn với vùng sản xuất nông sản đặc trưng; du lịch núi - hồ kết hợp. phát triển hoạt động thuê, khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
Một số đơn vị chủ rừng chưa khai thác du lịch, chưa có nhà đầu tư đặt vấn đề thuê dịch vụ môi trường rừng như: rừng phòng hộ long thành - nhơn trạch, trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh cũng có kế hoạch từng bước chủ động nguồn kinh phí bảo vệ và phát triển rừng thông qua các nguồn thu: xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng để phát triển dịch vụ...
Đồng nai là tỉnh công nghiệp lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. với quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, những năm qua tỉnh đã dành nhiều kinh phí cho các hoạt động bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng. nhờ đó, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, các hệ sinh thái dưới nước và trên cạn ngày càng phát triển theo hướng đa dạng.
Đoàn du khách tham quan rừng ngập mặn Nhơn Trạch |
Phó chủ tịch ubnd tỉnh võ văn phi cho rằng, rất ít địa phương còn giữ được rừng tự nhiên liền mạch rộng hơn 150 ngàn ha như đồng nai. đây là kết quả quá trình từ nhiều năm tỉnh thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên toàn tỉnh để đưa vào bảo vệ, phục hồi và phát triển. vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có nhưng vẫn giữ được các giá trị tự nhiên, sinh học và diện tích rừng.
Cũng theo phó chủ tịch ubnd tỉnh, mới đây tỉnh đã duyệt các phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của các đơn vị (trừ vườn quốc gia cát tiên thuộc bộ nn-ptnt quản lý). mục tiêu chung của các phương án đã duyệt là bảo tồn và phát triển: diện tích rừng, đa dạng sinh học, nâng cao giá trị phòng hộ và bảo vệ môi trường; khai thác lợi thế tự nhiên để tăng nguồn thu cho đơn vị, giảm chi ngân sách và góp phần cải thiện đời sống người dân. do vậy, ngay từ bây giờ, các đơn vị phải bắt tay xây dựng kế hoạch, đề án để khi dịch bệnh giảm bớt có thể triển khai ngay.
Tới đây, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành như: VH-TTDL, Công thương, GD-ĐT và UBND các địa phương có rừng tổ chức các hoạt động để kích cầu du lịch, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, gắn du lịch với đầu ra các sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh sẽ làm việc với các đơn vị tìm cách tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư dịch vụ môi trường rừng. Tỉnh ưu tiên các dự án thiên về bảo vệ, làm giàu tài nguyên rừng.
Phó giám đốc sở nn-ptnt lê văn gọi cho rằng, hiện một số chủ rừng đang khai thác kinh tế từ du lịch nhưng vốn đầu tư có hạn, không có chuyên môn làm du lịch nên hiệu quả chưa cao. một số dự án thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái đã được tỉnh thống nhất chủ trương nhưng chưa được triển khai vì đây là chính sách mới. sở nn-ptnt và các đơn vị chủ rừng phải làm việc nhiều lần với các doanh nghiệp, địa phương để thống nhất phương án khai thác, diện tích thuê và nghĩa vụ tài chính (tỷ lệ % chi lại cho đơn vị chủ rừng) của đối tác thuê đất rừng làm du lịch.
Các dự án phát triển kinh tế rừng nếu hài hòa được các lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường sẽ góp phần phát huy hết giá trị rừng mang lại, đó là phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, quảng bá tài nguyên; giúp đơn vị chủ rừng có thêm nguồn thu tái phục vụ giữ và phát triển rừng; giúp nông dân địa phương có thêm việc làm, có đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. hoạt động này cũng giúp tỉnh giảm được ngân sách chi cho công tác bảo vệ rừng, hỗ trợ cộng đồng cư dân nâng cao chất lượng cuộc sống.