Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khẩu nghiệp “rước họa” vào thân: 4 lời nói không tốt gánh cả đời không hết

Đừng vì đôi lời nói mà phải gánh nghiệp về sau, điều đó không đáng.

Chuyện không nói có, chuyện có nói không

Một lần nói dối là lỗi của hoàn cảnh, nhiều lần nói dối là lỗi của bản thân. Một khi đã giữ thói nói dối bên mình, cả đời không sửa được. Có những người hễ mở miệng là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối như một điều hiển nhiên, nói dối đến mức thuận lời, không cần suy nghĩ, đến chính họ còn không cảm nhận được là mình đang nói dối.

Có nhiều loại nói dối: Nói dối với đùa vui, nói dối với mục đích lừa phỉnh, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi, nói dối để thu lợi bất chính… Có thể chính người nói dối chỉ nghĩ đó là những lời vô thưởng vô phạt không hại đến ai nhưng nói dối đã làđiều sai trái với lẽ tự nhiên. Thường tình, điều sai trái với lẽ tự nhiên thì cũng phải chịu ít nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín bản thân.

Tùy theo mục đích của nói dối mà tạo ra nghiệp tội nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối với mục đích cứu giúp hoặc bảo vệ tính mạng cho người khác thì không nên coi là “khẩu nghiệp”.

Nói lời ác ý

Người nói lời hung ác thường chủ ý từ tâm không thiện.Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

Ảnh minh hoạ.

Tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa. Nhà Phật quan niệm, nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, cùa thân, miệng và ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành “luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi.

Nói lời ác ý, dù là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự, nhân cách của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tích thêm nghiệp quả cho mình. Chẳng thiếu gì những người “khẩu nghiệp” cho sướng miệng,dùng toàn những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, bỏ lơ hậu quả mình gánh chịu. Tôn trọng người khác cũng như tôn trọng mình, hãy nhớ mình nói những lời không hay, trước tiên, đó cũngthể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín của tự thân.

Lời lẽ thô thiển

Người mà hay dùng những lời không hay đả kích người khác thì đối với Phật giáo chính là ác nhân. Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

Bởi vậy, Phật dạy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng là lúc bản thân bị hạ thấp, mà nói lời thiển ngữ lại còn bị tổn phước, rất không nên làm.

Phê bình, khen chê

Từ nhỏ đến lớn, chúng ta luôn sống trong môi trường bị đánh giá và đánh giá người khác. Trẻ con đi học thì bị đánh giá bằng điểm số, người lớn đi làm bị đánh giá bằng năng lực, mức lương, địa vị…

Vô hình chung những điều này sẽ sinh ra tâm lý so sánh, đố kỵ trong lòng, lâu dần sẽ tích tụ lại thành thói tham lam, tranh đoạt, khởi sinh cái ác mà chúng ta không hay. Muốn tránh được điều này, tốt nhất nên có tâm quan sát học hỏi và tự đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình thay vì can thiệp vào những cuộc bình luận vô nghĩa.

Theo Xe & Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/khau-nghiep-ruoc-hoa-vao-than-4-loi-noi-khong-tot-ganh-ca-doi-khong-het.html

Theo Xe & Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/khau-nghiep-ruoc-hoa-vao-than-4-loi-noi-khong-tot-ganh-ca-doi-khong-het/20230723101415668)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đây là nội dung văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Giáo dục Đào tạo về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020. Theo đó, đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.. .
  • Sống trung thực, biết đồng cảm, yêu thương vô điều kiện, học cách tha thứ là những phẩm chất giúp bé trở thành người hoàn thiện về nhân cách sau này.
  • Ngày 1/4 tới, một lớp học về Kỹ năng trẻ cần biết để tránh bị xâm hại T*nh d*c dành cho các bé từ 5-7 tuổi sẽ được tổ chức miễn phí tại Trường Tiểu học Nhi Đồng (Số nhà 89 ngõ 27 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội., Hà Nội).
  • Nếu bạn muốn tìm hiểu cách để duy trì một cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn và ít căng thẳng, hãy tham khảo những điều sau.
  • Do thời lượng buổi tư vấn có hạn, nhiều câu hỏi của bạn đọc chưa được trả lời. Để khỏi phụ lòng tin cậy của bạn đọc các chuyên gia vẫn tiếp tục soạn câu trả lời gửi đến bạn đọc, mời các bạn theo dõi
  • Phóng viên báo Sức khỏe Đời sống phỏng vấn nhanh chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ em về bài học dạy trẻ em dẫm lên thủy tinh trong cuốn sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành.
  • Những vụ án Gi*t người thời gian gần đây đều được cho là xuất phát từ nguyên nhân thất tình hoặc trả thù tình cảm. Điều đáng tiếc là nạn nhân và thủ phạm đều là những người còn rất trẻ.
  • Khi trẻ vừa có lịch học khá dày ở trường lại vừa tham gia tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng như thế nào sẽ phù hợp?
  • Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết.
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY